Đau lưng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như hẹp ống sống, thoái hoá cột sống thắt lưng, đau cơ xơ hoá, viêm cột sống,... Việc điều trị đau lưng cần được tiến hành sớm để giúp bệnh nhân tránh được các biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân đau lưng cụ thể là gì và nên điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Những nguyên nhân chính gây đau lưng
Thực tế, nguyên nhân đau lưng có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cơn đau lưng:
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Trong cơ thể con người, đĩa đệm cột sống nằm ở giữa các đốt sống liền kề. Vì nhiều lý do, bao gồm quá trình lão hoá tự nhiên, tăng cân, chấn thương cột sống, ngồi lâu hoặc nâng vật nặng, khiến cho đĩa đệm bắt đầu yếu đi theo thời gian, dễ bị phồng hoặc trượt ra ngoài.
Nếu địa đệm phồng lên nhưng không được điều trị sớm có thể dẫn đến tình trạng rách. Khi đó, nhân tủy trong đĩa đệm được giải phóng, chèn ép các rễ thần kinh lân cận hoặc chính tuỷ sống, gây thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường gây ra cơn đau lưng dữ dội, có xu hướng di chuyển xuống vùng mông, bẹn hoặc một bên chân. Bên cạnh đó, thoát vị đĩa đệm cũng gây ra các triệu chứng thần kinh như tê, ngứa ran và yếu cơ.
Đau lưng dữ dội do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoái hoá cột sống thắt lưng
Thoái hoá cột sống thắt lưng là một nguyên nhân phổ biến khác gây đau lưng. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên hay chơi thể thao, chẳng hạn như bóng đá, tạo áp lực lớn cho vùng lưng dưới.
Ngoài ra, thoái hoá cột sống thắt lưng cũng có thể xảy ra do chấn thương cột sống hoặc những thay đổi trong quá trình lão hoá, làm mất cấu trúc ổn định bình thường của cột sống.
Nếu gãy xương do căng thẳng sẽ làm đốt sống suy yếu quá mức, trở nên không ổn định và gây ra các triệu chứng như đau lưng hoặc cứng tại vị trí đốt sống bị trượt ra ngoài.
Hẹp ống sống
Hẹp ống sống thường gây ra chứng đau lưng. Ở người cao tuổi, ống sống dần bị co lại hoặc thu hẹp, một phần do thoái hoá khớp và sự dày lên của các mô trong cột sống.
Nếu ống sống trở nên quá căng, các rễ thần kinh có thể bị đè nén và gây ra các triệu chứng thần kinh như tê, yếu và ngứa ran.
Viêm cột sống
Đau lưng có thể bắt nguồn từ tình trạng viêm cột sống – một bệnh lý xương khớp tự miễn, xảy ra khi các mô và tế bào khỏe mạnh bị chính hệ miễn dịch của cơ thể tấn công.
Do viêm cột sống gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sụn và xương dưới sụn, vì vậy người bệnh thường cảm thấy đau nhức ở cột sống và gặp khó khăn mỗi khi vận động.
Viêm cột sống là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau lưng
Trong trường hợp lớp sụn bị phá huỷ hoàn toàn và hình thành nên những gai xương đâm vào rễ thần kinh có thể khiến bệnh nhân bị đau buốt ở vùng thắt lưng. Cơn đau có xu hướng lan xuống mông, bắp chân và bàn chân, làm hạn chế khả năng di chuyển của người bệnh.
Đau cơ xơ hoá
Đau cơ xơ hoá thường xảy ra ở người trung niên, có thể kèm theo các biểu hiện như mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng, rối loạn nhận thức hoặc đau lưng. Cơn đau lưng có xu hướng lan ra khắp cơ thể.
Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa là hiện tượng các dây thần kinh tọa bị chèn ép do thoát vị đĩa đệm, hoặc chấn thương ở xương chậu, mông và đùi.
Bởi vì dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể (chạy từ gốc cột sống xuống cả hai chân), do đó khi bị chèn ép có thể dẫn đến đau lưng dưới lan xuống mông, chân và lòng bàn chân. Ngoài bị đau lưng, bệnh nhân cũng có các triệu chứng ngứa ran, tê, chuột rút và yếu cơ.
Gai cột sống
Gai cột sống ở vùng thắt lưng có thể gây ra các cơn đau lưng dữ dội khi bệnh nhân xoay hông và di chuyển. Nếu gai cột sống phát triển mạnh và cọ xát vào các phần mềm xung quanh có thể gây ra các cơn đau nhức ở vùng thắt lưng, vai, kèm triệu chứng tê ngứa ở mông và bàn chân.
Loãng xương
Loãng xương là tình trạng xương bị suy yếu và dễ gãy. Đau lưng do loãng xương thường liên quan đến gãy xương đốt sống.
Người bệnh có cảm giác đau ở vùng lưng dưới hoặc giữa lưng – nơi xảy ra gãy xương. Hiếm khi, cơn đau lưng lan sang các vùng khác của cơ thể như bụng hoặc chân. Nhìn chung, cơn đau lưng do gãy xương thường trầm trọng hơn mỗi khi bệnh nhân cử động và giảm bớt khi nghỉ ngơi hoặc nằm xuống.
Đau lưng là một triệu chứng điển hình của tình trạng loãng xương
Các yếu tố gây đau lưng khác
Các nguyên nhân đau lưng hiếm gặp khác, bao gồm:
- Gãy xương.
- Ung thư di căn cột sống.
- Lao cột sống.
- Nhiễm trùng.
- Viêm cột sống dính khớp.
- Đa u tuỷ.
>>> XEM THÊM: 7 nguyên nhân dẫn đến những cơn đau dọc sống lưng kéo dài triền miên không dứt!
Cách chữa đau lưng đơn giản và hiệu quả
Dựa vào những nguyên nhân gây đau lưng được đề cập ở trên, người bệnh có thể tìm ra biện pháp phù hợp để đối phó với căn bệnh của mình. Dưới đây là những cách giúp trị đau lưng đơn giản mà đạt hiệu quả cao:
Sử dụng thuốc tây
Nếu các triệu chứng đau lưng không có dấu hiệu thuyên giảm, bác sĩ có thể kê đơn thuốc tây cho bệnh nhân. Hai trong số các loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất để điều trị đau lưng, bao gồm thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) và thuốc giãn cơ.
Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng thuốc NSAIDs để điều trị đau lưng vì nó có thể dẫn đến các tác dụng không mong muốn. Thuốc NSAIDs nếu sử dụng lâu dài sẽ gây ra triệu chứng buồn nôn, đau dạ dày, đầy hơi, chảy máu, tiêu chảy, táo bón hoặc chướng bụng. Vì vậy, người bị đau lưng nên dùng thuốc theo đúng liều lượng đã được bác sĩ chỉ định.
Uống thuốc NSAIDs trị đau lưng theo đúng chỉ định để đạt được hiệu quả cao
Sử dụng thuốc nam
Ngoài việc sử dụng thuốc tây, người bị đau lưng cũng có thể cải thiện tình trạng bệnh của mình thông qua một số bài thuốc nam sau đây:
Ngải cứu
Ngải cứu thái nhỏ cùng với bưởi và chanh, sau đó đem đi phơi khô, sao vàng hạ thổ và ngâm trong rượu khoảng 1 tháng. Mỗi ngày, người bệnh nên uống 1 ly ngải cứu ngâm rượu để hỗ trợ giảm đau lưng hiệu quả.
Chìa vôi
Chìa vôi vốn là một cây thuốc nam nổi tiếng với công dụng chữa đau lưng rất hữu hiệu. Để cắt cơn đau lưng nhanh chóng, bạn có thể sử dụng 20g chìa vôi tươi, sau đó dầm nát cùng với muối và đắp lên vùng lưng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, bạn cần rửa sạch chìa vôi để loại bỏ hết phần phấn trắng có thể kích ứng da và gây ngứa.
Lá lốt
Lá lốt khi được kết hợp cùng với các cây thuốc nam khác như trinh nữ, xấu hổ, dền gai, cỏ xước và tầm gửi có thể tạo thành một bài thuốc chữa đau lưng hiệu quả.
Người bệnh có thể phơi khô những cây thuốc này, sau đó sắc lấy nước uống đều đặn hằng ngày. Chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, chứng đau lưng sẽ có dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt.
>>> XEM THÊM: Mách bạn mẹo hay chữa đau lưng bằng quả đu đủ xanh và giải pháp giảm đau từ thảo dược - Chớ bỏ lỡ!
Bách Thống Vương - Giải pháp cho người bị đau lưng
Để hỗ trợ điều trị đau lưng an toàn và dễ dàng hơn, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Bách Thống Vương.
Bách Thống Vương đã vinh dự nhận được giải thưởng “Top 100 – Sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình, trẻ em”. Trong mỗi viên nén Bách Thống Vương có chứa tới 50mg chiết xuất vỏ cây liễu, giúp xoa dịu cơn đau lưng khó chịu cho người bệnh.
Bách Thống Vương giúp xoa dịu cơn đau lưng nhanh chóng
Bên cạnh đó, Bách Thống Vương cũng bao gồm nhiều thành phần với công dụng hỗ trợ điều trị đau lưng nổi bật khác như:
- Vỏ cây liễu: Đây là thành phần chính của sản phẩm, chứa hoạt chất salicin giúp giảm đau hiệu quả tương đương với thuốc aspirin. Điều này đã được chứng minh bởi các nghiên cứu được tiến hành vào năm 2011 và 2015.
- Cao sơn đậu căn, cao bán biên liên, cao tô mộc, cao huyền hồ sách và cao tam lăng: Từ lâu, những thảo dược này đã được biết đến với công dụng chống oxy hoá, ngăn ngừa các xung điện bị rò rỉ và giúp hỗ trợ giảm đau lưng do nguyên nhân thần kinh.
- Các nguyên tố vi lượng: Bao gồm magie, đồng và mangan, giúp trung hòa môi trường axit ngoại bào và cải thiện triệu chứng đau lưng hiệu quả.
Sản phẩm giảm đau thảo dược Bách Thống Vương là sự kết hợp hoàn hảo giữa cơ chế giảm đau tây y và đông y, được các chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả hỗ trợ giảm triệu chứng đau lưng và các trường hợp đau nhức khác. Bách Thống Vương đã được hàng ngàn người dùng tin tưởng nhờ vào sự lành tính, an toàn và không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
Nhằm đạt được những lợi ích tốt nhất mà Bách Thống Vương mang lại, bệnh nhân nên uống theo liều lượng khuyến nghị từ 4 – 6 viên/ngày và chia làm 2 lần. Sản phẩm nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn một tiếng, và sử dụng liên tục một đợt từ 1-3 tháng.
Phương pháp trị liệu
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bị đau lưng cũng nên kết hợp với các phương pháp trị liệu khác để giảm đau nhanh chóng. Cụ thể:
Xoa bóp bấm huyệt
Liệu pháp xoa bóp bấm huyệt đưa những kích thích vật lý tác động lên một số vị trí huyệt đạo, giúp giãn cơ, giảm đau lưng và tăng tính linh hoạt cho cột sống.
Điều trị đau lưng bằng biện pháp xoa bóp ấn huyệt
Châm cứu
Châm cứu giúp khai thông các huyệt vị bị ứ trệ kinh lạc, tạo điều kiện cho khí huyết lưu thông dễ dàng hơn. Liệu pháp này đã được nhiều người áp dụng để giải quyết cơn đau lưng nhanh chóng.
Kéo giãn cột sống
Cơn đau lưng sẽ tiêu biến rất nhanh khi cột sống được kéo giãn, giúp giải phóng những áp lực ở đĩa đệm và thư giãn các cơ. Hơn nữa, liệu pháp kéo giãn cột sống cũng giúp tăng cường sự thẩm thấu nuôi dưỡng đĩa đệm và điều chỉnh những sai lệch ở cột sống – nguyên nhân dẫn đến bệnh đau lưng.
Đau lưng nếu không chữa trị sẽ gây ra những biến chứng gì?
Nếu việc chẩn đoán và điều trị bị chậm trễ, cơn đau lưng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác, bao gồm:
- Tê bì, mất cảm giác ở cả 2 chân.
- Yếu liệt các cơ chi dưới.
- Mất khả năng vận động.
- Rối loạn tiểu tiện do hệ thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng.
Một khi xảy ra những biến chứng trên, thời gian điều trị đau lưng sẽ kéo dài hơn và mất nhiều chi phí hơn, tạo gánh nặng cho cả bệnh nhân và gia đình.
Đau lưng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi xác định được yếu tố cụ thể gây đau lưng sẽ giúp người bệnh sớm có biện pháp khắc phục hiệu quả. Việc điều trị đau lưng kịp thời cũng giúp bệnh nhân tránh được những biến chứng nguy hiểm về sau.
Nếu còn thắc mắc về đau lưng và sản phẩm Bách Thống Vương, bạn đọc xin vui lòng để lại thông tin liên hệ để nhận được tư vấn miễn phí từ chuyên gia.
Links:
https://www.verywellhealth.com/common-causes-of-back-pain-diagnosis-and-treatment-2548504#treatment
https://www.versusarthritis.org/about-arthritis/conditions/back-pain/
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/back-pain/symptoms-causes/syc-20369906