Nguyên nhân gây đau khớp gối thường do một số bệnh lý như thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp, chấn thương,... Việc điều trị sớm là rất cần thiết, giúp người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm. Để tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân và cách khắc phục bệnh, hãy cùng tham khảo bài viết sau!
Đau khớp gối xảy ra do những nguyên nhân nào?
Theo các chuyên gia, tình trạng đau khớp gối có thể liên quan đến các bệnh lý về khớp gối hoặc do một số yếu tố nguy cơ khác. Biết được nguyên nhân gây đau khớp gối sẽ giúp bạn có biện pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau khớp gối, bao gồm:
Nguyên nhân bệnh lý
Xét về yếu tố bệnh lý, hiện tượng khớp gối bị đau có thể là triệu chứng điển hình của một số tình trạng sức khoẻ sau:
Viêm khớp gối
Nhìn chung, khớp gối của bạn có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các loại viêm khớp khác nhau. Những dạng viêm khớp phổ biến nhất, bao gồm:
- Viêm khớp dạng thấp: Là một căn bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch bị nhầm lẫn và tự tấn công một số khớp của cơ thể, bao gồm cả khớp gối. Khi đó, người bệnh sẽ có các triệu chứng đau và sưng đỏ ở khớp gối.
- Thoái hoá khớp gối: Là hiện tượng hao mòn của các sụn đầu gối do quá trình lão hoá tự nhiên của cơ thể. Đau khớp gối do thoái hoá khớp thường xuất hiện ở những người trên 50 tuổi. Khi sụn đầu gối bị tổn thương và hao mòn, người bệnh sẽ gặp phải các cơn đau âm ỉ, liên tục và tăng dần theo thời gian.
- Viêm khớp nhiễm khuẩn: Là tình trạng sưng đỏ và đau khớp gối do nhiễm trùng gây ra. Căn bệnh này cần được phát hiện và điều trị sớm nhằm giúp người bệnh tránh gặp tổn thương thêm trên sụn đầu gối và hạn chế nguy cơ mắc biến chứng.
Viêm khớp gối là nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng đau khớp gối
Chấn thương khớp gối
Các bộ phận như gân, dây chằng và sụn đầu gối có thể bị tổn thương khi có lực tác động mạnh vào đầu gối. Đây cũng được xem là nguyên nhân phổ biến gây đau khớp gối. Dưới đây là những chấn thương khớp gối phổ biến nhất, bao gồm:
- Trật xương khớp gối: Là hiện tượng xương bánh chè bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu, dẫn đến cơn đau ở khớp gối.
- Gãy xương: Khi xương ở đầu gối bị gãy hoặc nứt do tai nạn va chạm hay té ngã, người bệnh sẽ có cảm giác đau dữ dội và mất khả năng vận động tạm thời. Đôi khi, tình trạng đau khớp gối do gãy xương cũng có thể xảy ra ở những người mắc bệnh loãng xương hoặc yếu xương.
- Viêm gân bánh chè: Là hiện tượng viêm và kích ứng ở một hoặc nhiều gân khớp gối, từ đó khiến khớp gối bị đau. Căn bệnh này xuất hiện chủ yếu ở những người thường xuyên tham gia các bộ môn thể thao như nhảy xa, nhảy cao, chạy bộ hoặc đạp xe.
Bệnh gút
Một nguyên nhân bệnh lý khác cũng gây đau khớp gối là bệnh gút. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh thường có triệu chứng sưng nóng, tấy đỏ và đau ở các khớp gối.
Theo các chuyên gia cho biết, bệnh gút xảy ra là do nồng độ acid uric tăng cao làm lắng đọng các tinh thể muối urat tại khớp. Đây là những tinh thể có kích thước siêu nhỏ, khi đọng tại khớp sẽ gây viêm kích hoạt cơn đau và khó chịu ở khớp.
Tình trạng đau khớp gối có thể xảy ra khi mắc bệnh gút
Hoại tử vô mạch ở đầu gối
Hoại tử vô mạch là hiện tượng các mô xương do thiếu nguồn máu nuôi dưỡng nên bị chết đi. Khi tình trạng này xảy ra ở đầu gối, các khớp gối sẽ có biểu hiện sưng tấy và đau dữ dội. Đôi khi, người bệnh cũng có thể bị đau mỗi khi co duỗi đầu gối. Nhìn chung, bệnh hoại tử vô mạch ở đầu gối có xu hướng xảy ra khi người bệnh gặp phải chấn thương hoặc mắc bệnh loãng xương.
Yếu tố nguy cơ khác gây đau khớp gối
Bên cạnh các yếu tố bệnh lý, tình trạng đau khớp gối cũng có thể xuất hiện do một số tác nhân khác như:
- Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép sẽ tạo nên áp lực cho khớp gối.
- Ít vận động khớp gối: Khớp gối kém linh hoạt do ít vận động làm tăng nguy cơ đau, cứng khớp gối.
- Tính chất công việc hoặc chơi thể thao: Những người thường xuyên làm các công việc nặng nhọc, phải bê vác nhiều hoặc chơi bóng rổ, trượt tuyết,... có thể làm tăng áp lực cho khớp gối.
Chơi bóng rổ là nguyên nhân gây đau khớp gối thường gặp
Dấu hiệu cảnh báo đau khớp gối cần đi khám bác sĩ
Theo chuyên gia chăm sóc sức khỏe, nếu tình trạng đau khớp gối xảy ra sau khi bạn gặp phải một chấn thương ở đầu gối do tai nạn, té ngã hoặc va chạm thì cần đến khám bác sĩ ngay lập tức. Ngoài ra, người bệnh cũng cần được điều trị sớm nếu có các dấu hiệu cảnh báo sau đây:
- Xuất hiện cơn đau nhức ở khớp gối mỗi khi di chuyển, thay đổi thời tiết hoặc đứng lâu. Thậm chí, ngay cả khi nghỉ ngơi bạn cũng cảm nhận được cơn đau ở khớp gối một cách rõ rệt.
- Cứng khớp, khó vận động. Đặc biệt, hiện tượng cứng khớp cục bộ xuất hiện chủ yếu sau khi bạn thức dậy vào buổi sáng hoặc ngồi một chỗ quá lâu.
- Các triệu chứng đau khớp gối trở nên ngày càng nghiêm trọng và không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Cơn đau khớp gối khiến bạn khó thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
Phương pháp chẩn đoán đau khớp gối
Trước khi tiến hành các phương pháp chẩn đoán đau khớp gối, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và kiểm tra khả năng di chuyển của người bệnh. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán sau:
- Chụp X-quang khớp gối: Thông qua hình ảnh chụp X-quang, bác sĩ có thể phát hiện những thay đổi trong cấu trúc xương và các bệnh lý liên quan đến đau khớp gối, chẳng hạn như thoái hoá khớp hoặc gãy xương.
- Chụp CT: Là phương pháp sử dụng tia X và máy quét CT để chụp những hình ảnh cắt ngang và các góc độ khác nhau của khớp gối. Thông qua xét nghiệm này, bác sĩ có thể chẩn đoán được viêm khớp, bệnh gout hoặc gãy xương dẫn đến đau khớp gối.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng sóng radio nhằm giúp tạo hình ảnh 3D trong cấu trúc của đầu gối. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác những chấn thương mô mềm gây đau khớp gối (ví dụ như chấn thương gân, cơ bắp hoặc sụn).
- Siêu âm khớp gối: Giúp tạo ra hình ảnh cấu trúc mô mềm bên trong đầu gối thông qua sử dụng sóng âm thanh.
Siêu âm khớp gối giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau khớp gối
Cách điều trị đau khớp gối hiệu quả tại nhà
Những phương pháp chữa đau khớp gối có thể được thực hiện ngay tại nhà thông qua các chiến lược như dùng thuốc hoặc mẹo tự nhiên. Cụ thể:
Điều trị tây y
Những người bị đau khớp gối có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm để cải thiện tạm thời cơn đau khó chịu. Những loại thuốc này thường bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Acetaminophen và paracetamol.
- Thuốc chống viêm không steroid: Aspirin, ibuprofen, diclofenac và naproxen.
- Thuốc tiêm chứa corticosteroid.
- Thuốc giãn cơ.
- Vitamin nhóm B liều cao.
Tuy nhiên, khi dùng những thuốc này có thể tồn tại một số phản ứng phụ gây hại cho sức khỏe. Việc lạm dụng thuốc sẽ dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho hệ tim mạch, dạ dày, thần kinh, gan và thận.
>>> XEM THÊM: Bị đau khớp đầu gối uống thuốc gì? TÌM HIỂU NGAY!
Phương pháp hỗ trợ giảm đau khớp gối tại nhà
Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây, người bị đau khớp gối cũng có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc ngay tại nhà để giảm đau hiệu quả. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn nhanh chóng xoa dịu cơn đau khớp gối, bao gồm:
Tập thể dục nhẹ nhàng
Nhiều người lầm tưởng rằng khi bị đau khớp gối cần nghỉ ngơi trên giường nhiều hơn để mau hồi phục. Thực tế, ít vận động càng khiến cho các triệu chứng cứng và đau khớp gối trở nên trầm trọng thêm.
Những bài tập thể dục nhẹ nhàng mà người đau khớp gối nên áp dụng, chẳng hạn như yoga, thái cực quyền, bơi lội hoặc thiền định. Những hoạt động thể chất này giúp làm chậm quá trình thoái hoá xương khớp và tăng tính linh hoạt cho các mô, sụn, xương.
Bơi lội thường xuyên là một cách hay giúp giảm cơn đau khớp gối hiệu quả
Mát xa khớp gối
Xoa bóp hoặc mát xa tại chỗ cho khớp gối có thể giúp thư giãn các cơ, từ đó làm giảm triệu chứng co cứng và đau khớp gối. Ngoài ra, phương pháp mát xa cũng được xem là cách lý tưởng giúp đả thông khí huyết, hỗ trợ quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng đến nuôi dưỡng các sụn khớp diễn ra nhanh hơn.
Chườm nóng/lạnh
Chườm nóng/lạnh đã được nhiều chuyên gia đánh giá hữu ích cho các trường hợp bị đau khớp gối do viêm khớp.
Nhiệt độ cao của túi chườm nóng có thể giúp thư giãn các khớp và làm giảm tình trạng cứng khớp gối. Chườm lạnh giúp giảm đau khớp gối do chấn thương hiệu quả.
Giảm áp lực căng thẳng cho khớp gối
Đau khớp gối có thể xuất phát từ nguyên nhân thừa cân và béo phì do tăng áp lực lên khớp. Người bệnh nên kiểm soát tốt cân nặng của mình, đồng thời đi thêm giày có đệm chân để hỗ trợ cho bàn chân và đầu gối. Ngoài ra, tránh nằm nghiêng khi ngủ, thay vào đó nên nằm tư thế ngửa và đặt thêm một chiếc gối nhỏ giữa hai đầu gối để làm giảm áp lực.
Kiểm soát trọng lượng cơ thể giúp làm giảm áp lực và xoa dịu cơn đau khớp gối
Sử dụng sản phẩm giảm đau khớp gối thảo dược
Cơn đau khớp gối kéo dài khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Để khắc phục tình trạng này, các chuyên gia khuyên người bệnh nên dùng sản phẩm giảm đau thảo dược như Bách Thống Vương giúp làm giảm cơn đau khớp gối an toàn và hiệu quả.
Sản phẩm Bách Thống Vương là sự kết hợp hài hoà của nhiều dược liệu quý trong đông y như: Chiết xuất vỏ cây liễu, cao sơn đậu căn, cao tam lăng, cao bán biên liên, cao huyền hồ sách và cao tô mộc. Những thảo dược này có công dụng giảm đau khớp gối kéo dài nhờ tác động lên cả 3 cơ chế gây đau theo tây y. Cụ thể:
- Chiết xuất vỏ cây liễu (thành phần chính): Chứa nhiều hoạt chất sinh học, nổi bật như salicin, được chuyển hoá thành acid salicylic khi vào cơ thể. Hoạt chất này có tác dụng giúp ức chế chất trung gian hoá học prostaglandin, từ đó hỗ trợ giảm đau do thụ cảm thể.
- Các vị dược liệu tô mộc, bán biên liên, huyền hồ sách, sơn đậu căn, tam lăng: Khi kết hợp với nhau sẽ giúp tăng khả năng chống oxy hóa, kháng vi rút, kháng khuẩn và bảo vệ vỏ bao myelin, từ đó hỗ trợ giảm đau do nguyên nhân thần kinh.
- Các nguyên tố vi lượng: Bách Thống Vương cũng bao gồm một số nguyên tố vi lượng như mangan, đồng và magie. Những vi chất này có tác dụng trung hoà môi trường acid ngoại bào và giảm đau do nguyên nhân acid hoá.
Ngoài ra, theo quan điểm đông y: “Thông bất thống, thống bất thông”, nghĩa là khí huyết ứ trệ, máu kém lưu thông sẽ gây đau; khí huyết lưu thông thì sẽ hết đau. Các vị dược liệu trong Bách Thống Vương giúp hoạt huyết, tán ứ, tăng cường lưu thông máu, giãn cơ. Vì vậy, giải quyết cả nguyên nhân gây đau theo lý luận của đông y.
Bách Thống Vương - Giải pháp hỗ trợ giảm đau khớp gối toàn diện và hiệu quả
Bách Thống Vương được xem là một giải pháp hỗ trợ giảm đau toàn diện, vừa hiệu quả cao vừa không gây ra tác dụng phụ. Bên cạnh tác dụng giảm đau, sản phẩm này cũng góp phần giúp nâng cao sức đề kháng cho người bệnh.
Hy vọng qua bài viết trên, quý bạn có thể hiểu rõ hơn về tình trạng đau khớp gối và lựa chọn được cho mình phương pháp điều trị phù hợp nhất. Để trao đổi cụ thể hơn về các vấn đề liên quan đến đau khớp gối và sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh, bạn vui lòng để lại số điện thoại để nhận được tư vấn.
Links:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/knee-pain/symptoms-causes/syc-20350849
https://www.webmd.com/pain-management/knee-pain/knee-pain-causes
https://www.versusarthritis.org/about-arthritis/conditions/knee-pain/