Đau bụng kinh quằn quại có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp chị em tránh các biến chứng nguy hiểm và duy trì khả năng sinh sản. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, hãy cùng theo dõi nội dung sau!
Đau bụng kinh quằn quại là tình trạng như thế nào?
Đau bụng kinh quằn quại là hiện tượng đặc trưng bởi cơn đau nhói hoặc quặn thắt dữ dội ở vùng bụng dưới. Nghiên cứu cho thấy, có trên 50% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản gặp phải tình trạng đau bụng kinh quằn quại với những đặc điểm cụ thể sau:
- Cơn đau bụng kinh thường bắt đầu xuất hiện vào khoảng 1-3 ngày trước kỳ hành kinh. Đặc biệt, cơn đau có xu hướng lên đến đỉnh điểm sau 24 giờ kể từ khi xuất hiện kinh nguyệt và giảm dần trong vòng 2 – 3 ngày kế tiếp.
- Cảm thấy đau quằn quại và dữ dội ở vùng bụng dưới.
- Cơn đau bụng kinh lan rộng đến cả lưng và đùi, gây cản trở các hoạt động thường ngày của phụ nữ.
Đau bụng kinh quằn quại thường xuất hiện trước hoặc trong kỳ kinh
Nguyên nhân gây đau bụng kinh quằn quại
Hiện tượng đau bụng kinh quằn quại có thể liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm bệnh lý, ngoài bệnh lý hoặc cơ chế gây đau khác. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến cảm giác đau bụng kinh quằn quại theo góc nhìn của chuyên gia:
Yếu tố bệnh lý gây đau bụng kinh quằn quại
Cơn đau bụng quằn quại khi đến kỳ kinh nguyệt của chị em có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý nhất định, chẳng hạn như viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, tắc vòi trứng,…
Viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu thường xảy ra khi các bộ phận phụ khoa bị viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc vi rút, chẳng hạn như cổ tử cung, tử cung, âm đạo, buồng trứng và vòi dẫn trứng. Nguyên nhân chính dẫn đến viêm vùng chậu là do nhiễm vi khuẩn lậu cầu hoặc chlamydia qua đường quan hệ tình dục không an toàn.
Khi bị viêm vùng chậu, cơn đau bụng kinh dữ dội có xu hướng tấn công ở phía trên bên phải, kèm theo tình trạng ra máu kinh với màu sắc bất thường hoặc dịch tiết âm đạo có mùi khó chịu. Bên cạnh đó, viêm vùng chậu còn gây ra triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, ớn lạnh hoặc sốt cao cho người bệnh.
Viêm vùng chậu là nguyên nhân bệnh lý phổ biến gây đau bụng kinh quằn quại
Lạc nội mạc tử cung
Một nguyên nhân bệnh lý khác dẫn đến cơn đau bụng kinh quằn quại là lạc nội mạc tử cung. Khi các mô nội mạc tử cung di chuyển sang những khu vực khác, chẳng hạn như buồng trứng, ống dẫn trứng, ruột kết và bàng quang, người bệnh thường có triệu chứng đau quặn vùng bụng dưới, đau nhức lưng hoặc đau khi tiểu tiện. Ngoài ra, lạc nội mạc tử cung cũng khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, táo bón, buồn nôn, đau khi quan hệ tình dục hoặc xuất huyết âm đạo bất thường.
Tắc vòi trứng
Tắc vòi trứng là biến chứng nguy hiểm do tình trạng viêm ống dẫn trứng không được điều trị sớm. Khi vòi trứng bị tắc, tinh trùng và trứng sẽ khó gặp được nhau, dẫn đến nguy cơ khó mang thai, hiếm muộn, thai ngoài tử cung hoặc thậm chí vô sinh. Nhìn chung, phụ nữ bị tắc vòi trứng thường có các biểu hiện phổ biến như đau bụng dưới quằn quại, sốt cao, khí hư có mùi hôi và đặc quánh.
U xơ tử cung
U xơ tử cung là sự xuất hiện của khối u trên lớp cơ của thành tử cung. Khi khối u xơ phát triển ngày một lớn về mặt kích thước, nó sẽ gây ra các triệu chứng nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ. Thông thường, chị em bị u xơ tử cung sẽ có các biểu hiện: Đau bụng quằn quại trước và trong kỳ kinh, tiểu nhiều lần, tiểu són, bí tiểu hoặc đau hạ vị.
Đau bụng kinh quằn quại là triệu chứng điển hình của bệnh u xơ tử cung
Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư nguy hiểm ở phụ nữ, thường xảy ra do sự phát triển bất thường của tế bào ở cổ tử cung. Khi khối u biến đổi về kích thước và di căn sang các khu vực lân cận, người bệnh thường có cảm giác đau bụng kinh quằn quại, dữ dội, kèm theo một số triệu chứng khác như đau khi giao hợp, chảy máu âm đạo bất thường, dịch tiết có mùi hôi hoặc lẫn máu.
Yếu tố ngoài bệnh lý gây đau bụng kinh quằn quại
Trong một số trường hợp nhất định, tình trạng đau bụng kinh quằn quại có thể khởi phát do tâm lý, thể trạng hoặc tác dụng phụ của biện pháp tránh thai. Dưới đây là một số yếu tố ngoài bệnh lý khiến chị em mắc phải hiện tượng đau dữ dội khi đến kỳ kinh nguyệt:
Đau do căng thẳng kéo dài
Sự căng thẳng hoặc lo lắng kéo dài khiến hệ thần kinh trung ương phải chịu nhiều áp lực, từ đó kích hoạt các cơn co bóp mạnh ở thành tử cung. Điều này có thể gây ra hiện tượng đau bụng kinh quằn quại. Bên cạnh đó, sự căng thẳng thần kinh còn dẫn đến nhiều hệ luỵ sức khoẻ khác cho phụ nữ, chẳng hạn như đau đầu, rối loạn kinh nguyệt hoặc vô kinh.
Đau do cơ thể bị suy nhược
Đôi khi, tình trạng đau bụng kinh quặn thắt có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang bị suy nhược nghiêm trọng. Khi đó, cơ thể sẽ khó chống chọi được với cảm giác đau. Hơn nữa suy nhược còn kích hoạt các cơn co bóp tử cung, gây đau bụng kéo dài và dữ dội.
Suy nhược cơ thể kéo dài khiến chị em dễ gặp phải cơn đau bụng kinh quằn quại
Đau do mất ngủ kinh niên
Tình trạng mất ngủ kinh niên (kéo dài trên 3 tháng) sẽ tác động lớn đến sự cân bằng hormone và chức năng buồng trứng của cơ thể nữ giới. Điều này không những làm tăng thêm mức độ đau bụng kinh mà còn khiến chị em bị suy giảm ham muốn tình dục, rối loạn kinh nguyệt hoặc thậm chí trầm cảm.
Đau do tác dụng phụ của biện pháp tránh thai
Đặt vòng tránh thai (IUD) có thể là nguyên nhân làm kích hoạt cơn đau bụng kinh quằn quại, nhất là trong những tháng đầu tiên được đặt. Bạn có thể nhận thấy cơn đau dữ dội hơn so với trước đây, xuất hiện với tần suất liên tục và kéo dài.
Theo quan điểm y học cổ truyền
Nguyên nhân khiến phụ nữ bị đau bụng quằn quại trong kỳ hành kinh theo quan điểm đông y thường xuất phát từ khí huyết. Nhìn chung, khí trong cơ thể sẽ lưu thông theo hệ thống kinh lạc - con đường vận hành khí huyết đến khắp các tạng phủ. Y học cổ truyền cho rằng “Thông bất thống, thống bất thông”, tức là khí huyết của con người cần được lưu thông thì chức năng tạng phủ mới hoạt động hiệu quả.
Khi máu kém lưu thông sẽ dẫn đến hiện tượng huyết ứ, gây ra các cơn đau bụng kinh dữ dội và dai dẳng. Mặt khác, sự mất điều hoà âm dương trong cơ thể cũng góp phần dẫn đến tình trạng huyết kinh ứ trệ và gây đau vùng bụng dưới cho người bệnh.
Khí huyết lưu thông kém khiến phụ nữ hay bị đau bụng quằn quại khi đến kỳ kinh nguyệt
Tình trạng đau bụng kinh quằn quại có nguy hiểm không?
Mặc dù đau bụng kinh là một hiện tượng phổ biến khi đến kỳ kinh nguyệt ở mỗi phụ nữ. Tuy nhiên nếu bị đau quặn thắt dữ dội, kéo dài hoặc hay tái phát thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Nếu không được điều trị sớm, bạn có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, khó thụ thai, hiếm muộn, vô sinh hoặc ung thư.
Do đó, nếu nhận thấy cơn đau bụng kinh trở nên bất thường so với trước đây, kèm các dấu hiệu đáng ngờ khác, bạn nên chủ động đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và cách khắc phục sớm. Việc chẩn đoán và điều trị đúng cách sẽ giúp bạn ngăn ngừa các biến chứng kịp thời và bảo tồn khả năng sinh sản của mình.
Các cách điều trị đau bụng kinh quằn quại
Đa số các trường hợp bị đau bụng kinh quằn quại và kéo dài đều cần được can thiệp bởi các phương pháp điều trị nhằm giúp cải thiện triệu chứng, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống.
Áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà
Theo ý kiến của các chuyên gia, việc thực hiện một số biện pháp chăm sóc tại nhà có thể giúp chị em giảm đáng kể mức độ đau bụng kinh và các triệu chứng kèm theo khác. Dưới đây là những cách chữa đau bụng kinh đơn giản và hiệu quả tại nhà:
- Chườm ấm bụng dưới trong những ngày hành kinh nhằm giảm cơn co thắt tử cung. Ngoài ra, bạn cũng có thể mát xa bụng dưới và tắm nước ấm để khắc phục cơn đau.
- Tránh uống cà phê, bia rượu, đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn mặn hoặc hút thuốc lá khi đến kỳ kinh.
- Uống trà gừng ấm hoặc sinh tố.
- Thiết lập giờ giấc sinh hoạt điều độ, hạn chế thức quá khuya và làm việc quá sức.
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, nên chọn những bài tập nhẹ nhàng như yoga.
- Giải tỏa stress hoặc lo lắng bằng cách đọc sách, nghe nhạc, thư giãn, vui chơi hoặc giao lưu bạn bè.
Đọc sách là cách giúp giải tỏa stress, từ đó giảm đau bụng kinh hiệu quả
>>> XEM THÊM: Đau bụng kinh nên ăn gì? Lời khuyên từ chuyên gia!
Sử dụng thuốc tây
Hiện nay, các loại thuốc giảm đau bụng kinh thường dùng bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Chẳng hạn như Ibuprofen, Paracetamol, Diclofenac và Naproxen. Đối với cơn đau trầm trọng khiến người bệnh không thể chịu được, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau Opioids hoặc thuốc chống co thắt.
- Thuốc kháng sinh: Được dùng cho trường hợp đau bụng kinh do viêm nhiễm phụ khoa.
- Thuốc điều trị mất ngủ kinh niên: Bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm hay viên uống bổ sung melatonin để cải thiện cơn đau.
- Viên uống bổ sung: Được chỉ định dùng cho trường hợp đau bụng kinh do suy nhược cơ thể và thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu. Chị em có thể uống các viên bổ sung vitamin E 400IU/ngày, vitamin B 100mg/ngày hoặc vitamin B6 200mg/ngày. Lưu ý, khi dùng những viên uống bổ sung này, bạn nên uống trước 2 ngày khi kỳ kinh sắp diễn ra và sau 3 ngày khi kết thúc ngày “đèn đỏ”.
- Một số loại thuốc khác: Bao gồm thuốc tiêu diệt tế bào ung thư, thuốc ức chế mô…
Tuy nhiên, chị em cần tránh tự ý điều trị đau bụng kinh quằn quại bằng thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ. Điều này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng khác.
Dùng thuốc giúp giảm cơn đau bụng kinh tạm thời, nhưng có nhiều tác dụng phụ
Hỗ trợ điều trị đau bụng kinh quằn quại bằng sản phẩm giảm đau thảo dược
Bên cạnh những biện pháp trên, hiện nay hướng điều trị cơn đau bụng kinh quằn quại bằng sản phẩm giảm đau thảo dược cũng đang ngày càng được chị em ưa chuộng. Điều này là do sự an toàn, lành tính và hiệu quả mà sản phẩm thảo dược mang lại trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh. Điển hình trong đó, phải kể đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bách Thống Vương.
Sản phẩm Bách Thống Vương ra đời nhờ sự dày công nghiên cứu và sáng tạo của đội ngũ chuyên gia đầu ngành. Sản phẩm là sự kết hợp hài hoà của những thảo dược tự nhiên có tác dụng giảm đau và hoạt huyết hiệu quả. Chiết xuất vỏ cây liễu là thành phần chủ đạo trong Bách Thống Vương. Trong vỏ cây liễu chứa hoạt chất sinh học salicin, giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng nhờ khả năng ức chế chất trung gian hoá học prostaglandin.
Không những vậy, trong Bách Thống Vương cũng có sự góp mặt của các dược liệu nổi tiếng khác trong đông y, bao gồm: Cao tam lăng, cao tô mộc, cao huyền hồ sách, cao bán biên liên và cao sơn đậu căn. Những thành phần này có tính chống oxy hóa mạnh, tăng sức đề kháng, giảm các cơn đau do nguyên nhân thần kinh. Vì vậy, khi phối hợp với chiết xuất vỏ cây liễu có thể tạo ra công thức giảm đau toàn diện do tác dụng hiệp đồng.
Đối với tình trạng đau bụng kinh quằn quại do suy nhược cơ thể, Bách Thống Vương cũng giải quyết hiệu quả được vấn đề “nhức nhối” này cho chị em. Trong sản phẩm có chứa một số nguyên tố vi lượng cần thiết như đồng, magie và mangan. Những chất này có khả năng trung hoà môi trường acid ngoại bào và cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể, từ đó giảm cơn đau nhanh chóng.
Hỗ trợ điều trị đau bụng kinh quằn quại hiệu quả bằng sản phẩm giảm đau thảo dược Bách Thống Vương
Có thể thấy, Bách Thống Vương là giải pháp hỗ trợ giảm đau bụng kinh quằn quại hiệu quả nhờ vào sự tác động toàn diện lên cả 3 cơ chế gây đau theo y học hiện đại. Hơn nữa, sản phẩm giảm đau thảo dược này cũng giải quyết được tình trạng “Thông bất thống, thống bất thông” theo quan điểm của đông y. Các thảo dược trong Bách Thống Vương giúp tăng cường khí huyết lưu thông, khử ứ và thư giãn cơ, vì vậy cơn đau bụng kinh được đẩy lùi.
Tình trạng đau bụng kinh quằn quại có liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc chẩn đoán chính xác sẽ giúp người bệnh có hướng điều trị đúng đắn. Để được tư vấn chi tiết hơn về thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Bách Thống Vương, quý bạn vui lòng để lại thông tin để nhận được tư vấn nhé!
Links:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menstrual-cramps/symptoms-causes/syc-20374938
https://www.healthpartners.com/blog/13-ways-to-stop-period-pain/