Đau đỉnh đầu phía sau gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây đau sau đỉnh đầu là gì và cách điều trị ra sao? Tìm hiểu tại đây! 

Đau đỉnh đầu phía sau là bệnh gì?

Những cơn đau phía sau đỉnh đầu thường là biểu hiện của bệnh đau nửa đầu Migraine (đau đầu vận mạch), thiếu máu não, thoái hóa đốt sống cổ hoặc viêm khớp vai. Khi mắc các bệnh lý này, người bệnh sẽ có cảm giác đau từng cơn, nhói, áp lực ở vùng đỉnh đầu. Cơn đau có thể lan từ vai lên đỉnh đầu, lan rộng ra khắp vùng đầu hoặc kèm các triệu chứng khác như chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng (nếu đau do thiếu máu não), buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động (nếu đau do đau nửa đầu Migraine).

Ngoài các bệnh lý này, một số yếu tố dưới đây có thể góp phần kích thích cơn đau sau đỉnh đầu xuất hiện:

  • Thiếu ngủ
  • Căng thẳng, stress
  • Thói quen nghiến răng
  • Lạm dụng thuốc giảm đau
  • Caffein 
  • Hoạt động sai tư thế
  • Chấn thương đầu
  • Co thắt mạch máu
  • Thay đổi thời tiết

co-nhieu-nguyen-nhan-gay-dau-dinh-dau-phia-sau-min.png

Có nhiều nguyên nhân và yếu tố có thể dẫn đến đau đỉnh đầu phía sau

Đau sau đỉnh đầu có nguy hiểm không?

Các cơn đau sau đỉnh đầu thường ít gây ra hậu quả nghiêm trọng và có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên chúng thường có xu hướng mãn tính, tái phát và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và công việc của bạn. Trong trường hợp các cơn đau kéo dài với tần suất dày đặc thì bạn nên cảnh giác vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe như thiếu máu não, thoái hóa đốt sống cổ... 

3 cách điều trị đau đỉnh đầu phía sau hiệu quả

Các phương pháp cải thiện đau phía sau đỉnh đầu nói riêng và các cơn đau đầu nói chung là hạn chế tối đa các yếu tố kích thích gây đau, sử dụng thuốc điều trị và sử dụng thảo dược giảm đau. Mục tiêu chính khi điều trị cơn đau đầu là giảm mức độ đau, rút ngắn thời gian cơn đau xuất hiện và hạn chế tần suất tái phát. 

Loại bỏ yếu tố kích thích gây đau đầu

Một số cơn đau đầu là do các tác nhân cụ thể gây ra, ví dụ như lối sống thiếu lành mạnh, các chất kích thích,... Để cải thiện cơn đau đỉnh đầu phía sau hiệu quả, trước hết bạn cần hạn chế tối đa các tác nhân gây đau phổ biến là: 

  • Giữ mức tiêu thụ caffein phù hợp: Uống nhiều hoặc ít caffein hơn mức bạn thường dùng có thể là nguyên nhân dẫn đến cơn đau đầu. Do đó, bạn hãy cố gắng sử dụng lượng caffein ổn định, khoảng từ 100ml - 300ml/ ngày để tránh gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân gây đau đầu lớn nhất. Hãy chắc chắn rằng bạn ngủ đủ 7-8 tiếng/ ngày và đảm bảo giấc ngủ chất lượng tốt.
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể là tác nhân gây đau đỉnh đầu lớn. Do đó việc quản lý thời gian nghỉ ngơi và thư giãn là rất cần thiết. Sau 1-2 tiếng làm việc căng thẳng, bạn hãy nghỉ ngơi khoảng 15 phút để thư giãn. 
  • Giảm uống rượu, bia: Uống nhiều rượu có thể gây đau đầu, không chỉ khi bạn say rượu. Nếu bạn có xu hướng bị đau đỉnh đầu sau khi uống rượu, hãy cân nhắc giảm lượng uống hoặc hạn chế rượu hoàn toàn.

khong-nen-su-dung-nhieu-cafe-de-tranh-bi-dau-sau-dinh-dau-min_11zon.jpg

Mỗi ngày bạn không nên sử dụng quá 300ml (khoảng 3 ly) cà phê để tránh gây đau đầu

Thuốc điều trị đau đỉnh đầu

Các loại thuốc điều trị đau đầu thông thường bao gồm thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, thuốc giãn cơ và triptan (Imitrex, Zomig, Relpax và các loại thuốc tương tự khác) cũng rất phổ biến. Tùy thuộc vào mức độ và tần suất cơn đau tái phát mà bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn dùng một loại thuốc hoặc phối hợp nhiều loại thuốc.

Sử dụng thảo dược giúp giảm đau đầu

Hiện nay, các phương pháp hỗ trợ điều trị đau đỉnh đầu phía sau bằng thảo dược đang ngày càng được ưa chuộng nhờ vào sự an toàn, lành tính và không gây ra tác dụng phụ. Nổi trội trong những thảo dược giảm đau phải kể đến:

  • Bộ 3 (Cao sơn đậu căn, MSM, Kẽm salicylate): Nghiên cứu tại Trung Quốc và Hàn Quốc cho thấy, bộ 3 chiết xuất này có tác dụng chống oxy hóa vỏ bọc thần kinh, giúp vỏ đàn hồi, ngăn ngừa các xung điện bị rò rỉ giúp giảm hiệu quả các đau mạn tính (đau đầu, đau xương khớp…).
  • Chiết xuất vỏ cây Liễu: Theo tài liệu của Cơ quan quản lý dược phẩm Châu Âu (EMA), hoạt chất salicin trong vỏ cây Liễu sẽ chuyển hóa thành acid salicylic giúp kìm hãm thụ cảm thể gây đau truyền đến não bộ. Từ đó giúp cải thiện hiệu quả cảm giác đau nhói, đau nhức đầu mà người bệnh thường gặp. 
  • Huyền hồ sách, Tô mộc, Tam lăng: Có tác dụng hoạt huyết, tán ứ giúp làm giảm các cơn đau đầu do lưu thông máu kém hiệu quả. 

Sự kết hợp giữa các hoạt chất thảo dược kể trên sẽ tạo ra tác động toàn diện lên các nguyên nhân gây đau, từ đó giúp giải phóng người bệnh khỏi những cơn đau phía sau đỉnh đầu, đau nửa đầu, đau cổ vai gáy… một cách an toàn, hiệu quả.

Thay vì phải đun sắc thủ công mà không tận dụng hết được các tinh chất có lợi, người bệnh có thể tìm thấy các thảo dược này trong sản phẩm giảm đau thảo dược Bách Thống Vương. Đây là một sản phẩm đã và đang được rất nhiều chuyên gia đánh giá cao cũng như người bệnh sử dụng tốt.

bach-thong-vuong-giup-giam-dau-phia-sau-dinh-dau-min_11zon.jpg

Bách Thống Vương giúp cải thiện các cơn đau đầu, đau mãn tính hiệu quả

Chia sẻ về Bách Thống Vương, chị Vũ Thị Vỵ trú tại xóm Vũ, xã Lam Sơn, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương cho biết: "Bắt đầu từ năm 2015 tôi bị đau từ vùng cổ đau lan sang 2 bên bả vai, tê thẳng nên tới đỉnh đầu. Nhiều hôm đau đầu dữ dội, tay chân không nhấc lên nổi. Tình cờ biết Bách Thống Vương và mua về sử dụng, tôi thấy cơn đau giảm thấy rõ. Chỉ 2 tháng thôi mà từ chân tới đầu, các khớp, lưng hay vai gáy, đầu của tôi không còn đau nữa."

>>> Bạn có thể xem chi tiết chia sẻ của chị Vỵ tại bài viết: Bí quyết giảm đau nhức kéo dài của nữ công nhân may

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu thêm về chứng đau đỉnh đầu phía sau đồng thời lựa chọn được cho mình phương pháp cải thiện cơn đau hiệu quả và phù hợp với mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về chứng đau đầu, bạn đọc hãy gọi ngay đến tổng đài để được chuyên gia tư vấn cụ thể.

Nguồn tham khảo: 

denveruppercervical.com, webmd.com