Tình trạng đau thái dương có thể bắt nguồn từ nguyên nhân bệnh lý hoặc do thói quen sinh hoạt. Cơn đau nhức ở hai bên thái dương có thể gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy làm sao để khắc phục? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Tổng quan về chứng đau thái dương

Đau thái dương là một triệu chứng xuất hiện trong nhiều bệnh lý nhất định. Với các đặc điểm:

  • Triệu chứng: đau tê buốt ở thái dương tựa như kim đâm; sờ hoặc ấn nhẹ nhận thấy các cơn đau rõ rệt; cỏ thể kèm sưng nề và ửng đỏ vùng thái dương.
  • Cơn đau dường như tăng lên mỗi khi: chải đầu, gãi đầu, đeo kính…
  • Cơn đau thái dương có thể lan sang cả hốc mắt, vùng trán hoặc đỉnh chẩm đầu.
  • Thường có biểu hiện nặng hơn khi trời chuyển lạnh.

Đôi khi, các triệu chứng đau thái dương có thể làm tổn thương động mạch mặt, mắt và chẩm đầu, dẫn đến vấn đề thiếu máu cục bộ cho cơ nhai. Tình trạng này thường khiến người bệnh cảm thấy đau mỗi khi nhai đồ ăn hoặc có cảm giác hàm bị lệch sang một bên. 

nguoi-bi-dau-thai-duong-thuong-co-bieu-hien-dau-nhuc-tua-nhu-kim-cham.webp

Người bị đau thái dương thường có biểu hiện đau nhức tựa như kim châm

Nguyên nhân gây đau thái dương

Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, nguyên nhân dẫn đến đau thái dương thường bắt nguồn từ bệnh lý và thói quen sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Dưới đây là những yếu tố làm kích hoạt tình trạng đau thái dương của bạn, bao gồm: 

Nguyên nhân bệnh lý 

Bệnh Horton gây đau thái dương:

Bệnh lý hàng đầu dẫn đến chứng đau thái dương là căn bệnh Horton. Bệnh gây viêm động mạch toàn thân song chỉ biểu hiện nhiều trên động mạch thái dương. Khi mắc bệnh Horton, đau thái dương sẽ đi kèm một số triệu chứng điển hình dưới đây: 

  • Đau thái dương: dai dẳng, tê buốt như kim châm, kèm theo tình trạng sưng đỏ ở thái dương. 
  • Động mạch mắt bị tổn thương: người bệnh bị khó nuốt, đau lưỡi, họng và khập khiễng hàm do tổn thương động mạch mắt, mặt và chẩm đầu. 
  • Thay đổi thị lực: Đôi khi, người bệnh có triệu chứng sợ ánh sáng, liệt cơ vận nhãn, nhìn đôi và mắt lác. Thậm chí, nhiều người còn có biểu hiện ảo thị hoặc gặp chứng sương mù trước mắt.
  • Thay đổi thể trạng: tụt cân đột ngột, kém ăn, mất ngủ, gầy gò, xanh xao và kèm theo sốt cao. 

giam-can-dot-ngot-do-mac-benh-horton.webp
Giảm cân đột ngột do mắc bệnh Horton

 Rối loạn cơ và khớp thái dương hàm (TMJ)

Khớp thái dương hàm (TMJ) kết nối hàm với hộp sọ. Tình trạng rối loạn TMJ gây đau các cơ và khớp ở hàm bao gồm đau thái dương. Các triệu chứng khác gồm:

  • Đau ở bất kỳ bộ phận nào của đầu, có liên quan đến việc nhai
  • Xuất hiện tiếng rắc hoặc lộp cộp trong hàm khi ngáp to/ nhai mạnh.
  • Răng bị sai khớp cắn

Tác động của viêm xoang gây đau thái dương: 

Viêm xoang, dị ứng hoặc các vấn đề khác ảnh hưởng đến xoang có thể gây tăng áp lực lên thái dương. Các triệu chứng của viêm xoang có thể bao gồm đau đầu, đau nửa đầu và đau thái dương. Đau đầu trong viêm xoang gây đau đầu dai dẳng cần ngăn chặn bằng cách sử dụng các thuốc kháng sinh đặc trị. Điều trị khỏi viêm xoang, cơn đau đầu dai dẳng cũng sẽ được loại bỏ.

Thiếu máu nặng gây đau thái dương:

Tình trạng thiếu máu quá nghiêm trọng cũng gây đau đầu thái dương. Nếu thấy triệu chứng =nhức thái dương kèm theo chóng mặt, mệt mỏi… bạn có thể bị thiếu máu do thiếu sắt. Chỉ cần uống bổ sung sắt trong trường hợp này 

Đau nửa đầu Migraine gây đau thái dương:

Bệnh còn được gọi là đau đầu vận mạch hoặc rối loạn vận mạch não. Căn bệnh hầu như không nguy hiểm tính mạng nhưng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp “Migraine có biến chứng thần kinh” vẫn rất nguy hiểm.

Tình trạng đau thái dương do Migraine gồm hai loại: đau đầu bên trái thái dương và đau đầu bên phải thái dương

Một số vấn đề về tai gây đau thái dương:

Các tình trạng tai như: ráy tai tích tụ hoặc viêm tai, có thể gây ra áp lực ở thái dương và các phần trên đầu tương tự như viêm xoang. Các vấn đề này thường ảnh hưởng đến một bên thái dương, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến cả hai.

viem-tai-co-the-gay-dau-thai-duong.webp

Viêm tai có thể gây đau thái dương

Viêm màng não gây đau thái dương:

Viêm màng não là bệnh lý sưng màng bao phủ não và tủy sống. Nguyên nhân phổ biến nhất là do nhiễm vi khuẩn, virus, ung thư…Triệu chứng của viêm màng não khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân, nhưng có thể bao gồm đau thái dương kèm theo: cổ cứng, sốt đột ngột, buồn nôn, mệt mỏi…

Tác động của chấn thương sọ não (TBI) 

Chấn thương sọ não (TBI) xảy ra khi đầu bị đánh, va chạm… từ nhẹ đến nghiêm trọng. 

Một nghiên cứu cho thấy khoảng 85% các cơn đau đầu do TBI gây ra là kiểu đau đầu căng thẳng. Cơn đau thường âm ỉ, sức ép có thể cảm thấy ở thái dương, ngang trán, sau đầu, cổ hoặc khắp đầu.

Tác động của bệnh u não: 

Trong số ít trường hợp, áp lực ở thái dương có thể do khối u não gây ra. Các khối u não có thể là ung thư hoặc không ung thư và một số loại khác.

Áp lực có thể tăng dần khi kích thước khối u phát triển. Các triệu chứng khác đi kèm gồm: đau đầu thường xuyên và nghiêm trọng hơn, vấn đề về thị lực, buồn nôn hoặc nôn không giải thích được, vấn đề thăng bằng,...

Do thói quen sinh hoạt thường ngày

Nhiều trường hợp, cơn đau thái dương có thể xuất phát từ chính thói quen sinh hoạt thường ngày như: ăn uống bất hợp lý, lạm dụng chất kích thích, căng thẳng hoặc thức khuya. Cụ thể: 

 Chế độ ăn uống bất hợp lý 

Theo các chuyên gia đầu ngành cho biết, tình trạng đau thái dương có thể liên quan đến một chế độ ăn. 

  • Ăn nhiều các thực phẩm giàu chất béo bão -
  • Ít ăn rau xanh hoặc hoa quả
  • Thiếu hụt các loại vitamin như B1, B12 cùng một số khoáng chất và acid amin thiết yếu ( trong bệnh Horton có thể tăng tần suất cơn đau thái dương)

thieu-hut-cac-loai-vitamin-nhom-b-co-the-bi-dau-thai-duong.webp
Thiếu hụt các loại vitamin nhóm B có thể bị đau thái dương

Lạm dụng chất kích thích 

Một trong những nguyên nhân khác dẫn đến chứng đau đầu thái dương là sự lạm dụng quá mức các chất kích thích như rượu, bia và caffeine. Việc tiêu thụ nhiều những chất này có thể làm kích hoạt cơn đau nhức ở hai bên thái dương, kèm theo triệu chứng đau đầu từ mức độ nhẹ cho đến trung bình. 

Thường xuyên căng thẳng 

Với sự phát triển vượt bậc của xã hội hiện nay khiến nhiều người phải gồng mình cuốn theo những nỗi lo lắng về công việc, gia đình và các mối quan hệ. Chính vì lý do này đã dẫn đến tình trạng đau nhức 2 bên thái dương do sự căng thẳng quá mức. 

Không những vậy, căng thẳng còn dẫn đến hàng loạt các hệ luỵ sức khoẻ khác như tăng tần suất đau hai thái dương, mất ngủ, suy nhược cơ thể và mệt mỏi. 

Thói quen thức khuya 

Theo một số thử nghiệm khoa học gần đây cho thấy, một bộ phận lớn những người bị đau thái dương đều có thói quen thức khuya. Thực tế, đi ngủ muộn sau 11 giờ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như béo phì, tim mạch và bao gồm cả Horton, từ đó kích hoạt cơn đau ở hai thái dương.

thoi-quen-thuc-khuya-la-yeu-to-kich-hoat-con-dau-thai-duong.webp

Thói quen thức khuya là yếu tố làm kích hoạt cơn đau thái dương 

Bạn nên làm gì khi bị đau thái dương?

Để cải thiện và ngăn ngừa nguy cơ tái phát cơn đau thái dương, bạn có thể áp dụng các cách như uống thuốc, thay đổi lối sống hoặc dùng sản phẩm hỗ trợ. 

Thay đổi lối sống lành mạnh 

Việc tuân thủ theo một lối sống tích cực và bao gồm nhiều thói quen tốt có thể giúp bạn đẩy lùi nhanh chóng cơn đau ở 2 bên thái dương. 

  • Chú ý bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, tốt nhất nên uống từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để làm giảm các triệu chứng đau nhức ở thái dương và các khu vực lân cận bị ảnh hưởng khác như trán và hốc mắt. 
  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để cân bằng giữa công việc với cuộc sống thường ngày. Khi xuất hiện cơn đau hai thái dương, bạn nên nằm nghỉ khoảng 30 phút đến một giờ để thư giãn và xoa dịu những triệu chứng khó chịu. 
  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin B1, B12 và các acid amin thiết yếu khác vào chế độ ăn uống hàng ngày. Những thực phẩm này có thể bao gồm rau xanh, hoa quả tươi, lòng đỏ trứng, sữa chua, ngũ cốc nguyên hạt, thịt gà và thịt bò. 
  • Thực hiện một số động tác mát xa vùng thái dương, giúp tăng cường lưu thông máu và làm dịu cơn đau nhức khó chịu. 
  • Thực hiện lối sống năng động hơn bằng cách tập luyện các bài thể dục nhẹ nhàng như yoga, thiền định và đi bộ.

thien-dinh-la-mot-cach-giup-giam-con-dau-thai-duong-hieu-qua.webp

Thiền định là một cách giúp giảm cơn đau thái dương hiệu quả 

Sử dụng thuốc giảm đau 

Để giảm nhanh cơn đau ở 2 bên thái dương, người bệnh cũng có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như paracetamol, aspirin, ibuprofen hoặc các loại thuốc chống viêm không steroid khác. Tuy nhiên, việc sử dụng lâu dài các loại thuốc này có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng đối với sức khoẻ như: Viêm loét dạ dày, bệnh gan, thận hoặc thậm chí làm cơn đau hai thái dương trở nên tồi tệ hơn. 

Nếu nguyên nhân chính gây đau thái dương là do bệnh Horton, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc corticoid để điều trị bệnh.

Uống trà gừng

Theo nghiên cứu cho thấy, trong trà gừng rất giàu chất zingibain, mang lại công dụng chống viêm cao, giúp cải thiện các triệu chứng đau thái dương. Để giảm đau nhanh chóng mà không cần lo lắng về tác dụng phụ làm ảnh hưởng cơ thể, bạn nên uống khoảng 2 – 3 tách trà gừng đều đặn mỗi ngày. 

nguoi-mac-benh-horton-bi-dau-thai-duong-nen-uong-tra-gung-moi-ngay.webp

Người mắc bệnh Horton bị đau thái dương nên uống trà gừng mỗi ngày 

Dùng sản phẩm giảm đau thảo dược được bào chế từ chiết xuất vỏ cây liễu

Nếu như trước đây, những người phải chịu đựng cơn đau thái dương chỉ có thể lựa chọn biện pháp giảm đau bằng thuốc tây, thì hiện nay người bệnh hoàn toàn có thể tìm đến những sản phẩm giảm đau thảo dược. Theo khuyến nghị của các chuyên gia đầu ngành, người bị đau hai bên thái dương nên lựa chọn sản phẩm thảo dược được bào chế từ chiết xuất vỏ cây liễu, tiêu biểu như Bách Thống Vương. 

Nhờ sự nghiên cứu dày công của các nhà khoa học, Bách Thống Vương tự hào là giải pháp giảm đau từ thảo dược thiên nhiên tiên phong trên thị trường dược phẩm hiện nay. Sản phẩm này có thành phần chính là chiết xuất vỏ cây liễu cùng một số dược liệu quý khác như: Cao huyền hồ sách, cao tô mộc, cao bán biên liên và cao tam lăng. Nhờ sự kết hợp hài hoà trên, Bách Thống Vương giúp đem lại công dụng hỗ trợ giảm đau, tiêu viêm và sưng nhanh chóng cho những người bị đau thái dương. 

Chưa hết, Bách Thống Vương còn được nhiều chuyên gia đánh giá cao về khả năng giải quyết căn nguyên dẫn đến các triệu chứng đau nhức theo đông y là “thông bất thống, thống bất thông”. Điều này có nghĩa là khí huyết trong cơ thể con người phải lưu thông thì các tạng phủ mới hoạt động bình thường và khoẻ mạnh. Hiểu rõ được vấn đề này, sản phẩm Bách Thống Vương đã tập trung cải thiện sự lưu thông khí huyết, đả thông kinh lạc, giãn cơ và giảm đau nhức hiệu quả cho người sử dụng. 

giam-dau-thai-duong-nhanh-chong-bang-san-pham-bach-thong-vuong.webp

Giảm đau thái dương nhanh chóng bằng sản phẩm Bách Thống Vương

nut-dat-mua.webp 

>>> Xem thêm:  4+ cách chữa đau xương khớp bằng thảo dược. Ai cũng nên biết! 

Có thể thấy, đau thái dương là một tình trạng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để khắc phục hiệu quả chứng bệnh này. Nếu xuất hiện các cơn đau thái dương, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp. Nếu còn băn khoăn bất cứ điều gì, hãy để lại thông tin liên hệ để được tư vấn chi tiết. 

Links: 

https://www.medicalnewstoday.com/articles/326881

https://www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/whats-that-constant-headache-pain-in-the-temples 

https://www.webmd.com/migraines-headaches/temple-headaches