Đau sau phẫu thuật là một trong những triệu chứng phổ biến mà hầu hết người bệnh đều gặp phải. Đặc biệt là những cơn đau kéo dài ngay cả khi các tổn thương đã lành gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và cách giảm đau sau mổ là gì? Những thông tin trên sẽ được chúng tôi cung cấp trong nội dung bài viết dưới đây!

Tổng quan về đau sau mổ

Đau sau phẫu thuật là triệu chứng khá phổ biến có thể gặp trong nhiều trường hợp. Mức độ cơn đau còn phụ thuộc vào tính chất, kỹ thuật của từng ca phẫu thuật và khả năng chịu đựng của người bệnh. Thông thường, các phẫu thuật can thiệp bằng nội soi thường gây đau ít hơn. Tình trạng đau đớn sau phẫu thuật làm hạn chế khả năng vận động, tăng nguy cơ tụ máu, tắc mạch và ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc chăm sóc vết thương cũng như phục hồi chức năng sau phẫu thuật của người bệnh. 

Thông thường, đau cấp tính liên quan đến phẫu thuật có thể được giải quyết hiệu quả bằng điều trị đau đa mô thức (đó là phối hợp thuốc truyền, thuốc uống, thuốc đặt hậu môn, gây tê thần kinh, gây tê tiêm thấm vết mổ,...). Đau cấp tính sẽ hết sau phẫu thuật từ 7 - 10 ngày. Sau khoảng thời gian này, nếu người bệnh vẫn còn đau gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày và giấc ngủ thì được gọi là đau kéo dài, dai dẳng sau phẫu thuật. Từ đây, nhu cầu tìm kiếm các cách giảm đau sau mổ đảm bảo an toàn, dài lâu được nhiều người quan tâm. Nội dung tiếp theo sẽ cung cấp cho bạn những câu trả lời mà bạn đang quan tâm. 

Sau-phau-thuat-nguoi-benh-thuong-xuat-hien-nhung-con-dau-kho-chiu.jpg

Sau phẫu thuật, người bệnh thường xuất hiện những cơn đau khó chịu

Nguyên nhân đau sau mổ

Theo các chuyên gia, đau nhức kéo dài sau khi thực hiện phẫu thuật là do sự kết hợp của 3 cơ chế gây đau sâu trong cơ thể: 

  • Phẫu thuật luôn kèm theo tổn thương mô mềm và các tổ chức xung quanh. Bình thường tại da, xương, niêm mạc tồn tại rất nhiều thụ cảm thể làm nhiệm vụ truyền tín hiệu đau cho não bộ. Khi có bất kỳ tổn thương hay chèn ép nào gây ảnh hưởng đến những bộ phận này các thụ cảm thể tại đây sẽ ngay lập tức thực hiện nhiệm vụ, khiến não bộ nhận được cảm giác đau và thông báo cho cơ thể. 
  • Mọi cơ quan trong cơ thể đều được kiểm soát bởi hệ thần kinh thông qua hoạt động dẫn truyền. Khi thực hiện phẫu thuật, các dây thần kinh như dây thần kinh vận động, dây thần kinh cảm giác, hệ thần kinh tự động và có thể hỗn hợp cả 3 loại thần kinh trên đều bị tổn thương khiến các xung điện bị rò rỉ gây ra những cơn đau âm ỉ kiểu châm chích, dai dẳng, kéo dài. 
  • Tại mạch máu, thần kinh và các bộ phận của cơ thể đều có độ pH nhất định. Theo chuyên gia, sau phẫu thuật phản ứng viêm vẫn có thể xảy ra ở cấp độ tế bào làm acid hóa môi trường xung quanh và trở thành tác nhân sinh cơn đau.

Một số nghiên cứu trên thế giới tại các nước phát triển cho thấy, có 10 - 50% người bệnh bị đau kéo dài sau phẫu thuật thoát vị bẹn, tuyến vú, lồng ngực, cắt bỏ chi hoặc đặt dụng cụ nhân tạo tại khớp háng, khớp gối. Trong đó, 3 loại phẫu thuật có tỷ lệ gây đau cao là: Phẫu thuật cắt chân (30 - 50%), phẫu thuật bắc cầu mạch vành (30 - 50%) và phẫu thuật lồng ngực (30 - 40%). Các con số trên cho thấy với bất kỳ loại phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn nguy cơ gây đau kéo dài và thậm chí là đau mạn tính sau phẫu thuật. 

Bat-ky-loai-phau-thuat-nao-cung-tiem-an-nguy-co-gay-dau-keo-dai-va-tham-chi-la-dau-man-tinh-sau-phau-thuat.jpg

Bất kỳ loại phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn nguy cơ gây đau kéo dài và thậm chí là đau mạn tính sau phẫu thuật

Các phương pháp đánh giá mức độ đau sau mổ

Có nhiều phương pháp dùng để đánh giá mức độ đau sau mổ. Vai trò của công tác này là giúp các bác sĩ tầm soát và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả cho người bệnh. Một số phương pháp đánh giá cơn đau là:

  • Phương pháp dùng thang điểm số: Phương pháp này người bệnh tự cho điểm cơn đau của mình theo thang điểm từ 0-100. Số 0 là không đau, 100 là không chịu được đau. Phương pháp này khá chủ quan và không phản ánh chính xác mức độ đau thực tế của người bệnh.
  • Phương pháp dùng thang chia mức độ: Thang chia mức độ thu hẹp hơn về các con số tượng trưng, giúp cho kết quả có phần chính xác hơn so với các phương pháp đo khác. Trong đó: 0 là không đau, 1 là đau ít, 2 là đau trung bình, 3 là đau nhiều.
  • Phương pháp dùng thước Echelle visuelle Analogue: Loại thước này có hai mặt, một mặt ghi số và một mặt ghi chữ. Mặt ghi số đánh dấu từ 0-100 trong đó số 0 tương ứng với mặt chữ “không đau” và ngược lại, số 100 là “đau không chịu nổi”. Đây là phương pháp đo độ đau đơn giản nhất. Khi số đo lớn hơn 30, người bệnh được chỉ định dùng thuốc giảm đau.

Thuoc-Echelle-visuelle-Analogue-giup-danh-gia-muc-do-dau.jpg

Thước Echelle visuelle Analogue giúp đánh giá mức độ đau

Phác đồ điều trị đau sau mổ bằng thuốc 

Các chuyên gia nhận định rằng, việc lựa chọn phương pháp giảm đau sau mổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm mức độ và vị trí đau, tiền sử người bệnh,... Dưới đây là một số phương pháp giảm đau sau mổ thường được áp dụng hiện nay: 

- Đường uống: Dùng thuốc giảm đau nhóm không steroid hoặc nhóm giảm đau có nhân steroid để giảm đau sau mổ. Bao gồm: Paracetamol, naproxen, aspirin; morphine, codeine,... 

- Dùng thuốc ngoài đường uống: 

  • Các thuốc giảm đau không thuộc họ morphine (gồm pa-ra-ce-ta-mol và NSAIDs) cũng có thể dùng qua đường truyền tĩnh mạch. 
  • Các thuốc thuộc họ morphine thường dùng qua đường tiêm dưới da.
  • Một số thuốc giảm đau có thể dùng đường tiêm bắp nhưng hiện nay ít sử dụng bởi gây đau sau khi tiêm và làm tăng nguy cơ hình thành khối máu tụ. 

>>> XEM THÊM: Thuốc giảm đau uống trước hay sau khi ăn? 

- Bơm thuốc qua catheter ngoài màng cứng: Có tác dụng giảm đau tốt hơn, dùng đường truyền tĩnh mạch và tiêm dưới da.

- Tiêm thuốc vào ổ khớp: Phương pháp này thường được thực hiện sau khi phẫu thuật nội soi khớp gối hay khớp vai và đã hút khô dịch. 

Tuy nhiên, với những trường hợp bị đau kéo dài sau phẫu thuật, các phương pháp này chưa cho hiệu quả tối ưu, bởi nhóm thuốc giảm đau nói chung đều tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, có thể gây đau dạ dày, suy gan, suy thận, đặc biệt là các đối tượng đã có tiền sử mắc bệnh ở những cơ quan này. Do đó, bác sĩ cần cân nhắc lựa chọn phương pháp giảm đau sau mổ phù hợp. Đồng thời, người bệnh cũng cần tuân thủ theo đúng liều lượng, loại thuốc, đường dùng và thời gian sử dụng để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

Lam-dung-thuoc-giam-dau-co-the-gay-hai-den-gan-than.jpg

Lạm dụng thuốc giảm đau có thể gây hại đến gan, thận

Giảm đau sau mổ bằng thảo dược tự nhiên

Bên cạnh các phương pháp giảm đau sau mổ bằng thuốc tây y, nhiều người chia sẻ kinh nghiệm cải thiện chứng đau sau mổ kéo dài bằng các loại thảo dược tự nhiên. Một số loại thảo dược được biết đến với tác dụng giảm đau hiệu quả, an toàn đã được ứng dụng trong nhiều bài thuốc dân gian là: 

- Nghệ: Củ nghệ có vô vàn tác dụng từ bổ dưỡng, chữa bệnh đến làm đẹp. Và nghệ cũng là một trong những loại "thuốc giảm đau chống viêm tự nhiên" rất tốt. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, nghệ có hiệu quả chống viêm tốt hơn so với thuốc giảm đau chống viêm không steroid.

- Gừng: Gừng giúp làm giảm nồng độ prostaglandin gây đau trong cơ thể. Từ lâu loại gia vị này đã được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ để điều trị đau nhức, viêm tấy. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ phát hiện ra rằng, những người bị đau cơ được cho sử dụng gừng đã có cải thiện đáng kể. Liều lượng dùng gừng mỗi ngày là từ 500 - 1000 miligram.

- Bạc hà: Một trong những lợi ích của bạc hà là đặc tính kháng viêm, có thể giúp giảm đau. Thoa dầu bạc hà vào chỗ đau vài lần trong ngày giúp làm giảm chứng đau cơ hoặc viêm khớp.

- Vỏ cây liễu trắng: Liễu trắng nổi tiếng nhất trong số 300 loài cây liễu. Vỏ cây của nó từ lâu đã được biết đến như một loại thuốc giảm đau tự nhiên. Liễu trắng chứa một glucoside có tên là salicin với đặc tính kháng viêm và chống đau đầu. Một nghiên cứu được công bố đã phát hiện ra rằng, salicin trong liễu trắng có hiệu quả giảm đau cao hơn so với thuốc tây y.

Salicin-duoc-chiet-xuat-vo-cay-lieu-trang-co-tac-dung-giam-dau.jpg

Salicin được chiết xuất vỏ cây liễu trắng có tác dụng giảm đau

Bách Thống Vương - giải pháp giảm đau sau mổ tuyệt đối an toàn từ thảo dược

Việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc giảm đau tây y có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Vì biết được điều này, có rất nhiều người bệnh đã tìm đến các giải pháp đông y để giảm đau sau mổ một cách an toàn hơn. Bách Thống Vương là sản phẩm giảm đau có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên giúp tác động toàn diện vào các cơ chế gây đau, giúp giảm đau sau mổ vừa an toàn vừa hiệu quả. Bằng chứng: 

- Chiết xuất vỏ cây liễu - thành phần chính của sản phẩm - từng được nhắc đến trong sách y học cổ đại Ebers Papyrus có từ năm 1500 trước Công nguyên. Nhiều thế kỷ trôi qua, loại thảo dược này đã được con người sử dụng như một phương thuốc chống viêm, giảm đau hiệu quả. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, chiết xuất vỏ cây liễu có chứa hoạt chất salicin sẽ chuyển hóa thành acid salicylic, có tác dụng kìm hãm những thụ cảm thể gây đau, cắt đứt “liên lạc” của chúng đến não bộ, giúp giảm đau do nguyên nhân thụ cảm thể.

- Cao sơn đậu căn, huyền hồ sách, cao tô mộc, cao tam lăng là những thảo dược đã được biết đến từ lâu với tác dụng chống oxy hóa vỏ bọc thần kinh, giúp vỏ đàn hồi, ngăn ngừa các xung điện bị rò rỉ, giúp giảm đau do nguyên nhân thần kinh.

- Nguyên tố vi lượng (đồng, mangan, magiê) giúp trung hòa môi trường acid ngoại bào giảm đau do nguyên nhân môi trường bị acid hóa.

Bach-Thong-Vuong-Giai-phap-giam-dau-an-toan-hieu-qua-cho-nguoi-benh-bi-dau-sau-mo.jpg

Bách Thống Vương - Giải pháp giảm đau an toàn, hiệu quả cho người bệnh bị đau sau mổ

Sử dụng sản phẩm Bách Thống Vương hỗ trợ giảm đau sau mổ, đảm bảo toàn diện được các mục tiêu điều trị là: 

Mục tiêu ngắn hạn: Giảm cả về mức độ và tần suất cơn đau, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người mắc. 

Mục tiêu dài hạn: Nâng cao sức khỏe toàn trạng của người mắc và phòng ngừa cơn đau tái phát. 

Đặc biệt, do có thành phần từ thảo dược nên người bị đau kéo dài sau phẫu thuật có thể sử dụng thường xuyên mà không bị bất kỳ tác dụng phụ nào. Để cho hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên uống Bách Thống Vương trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ, ngày uống 2 - 3 viên/lần x 2 lần/ngày. Thời gian có tác dụng nhanh hay chậm phụ thuộc vào thể trạng cũng như chế độ sinh hoạt mỗi người. 

Phần lớn người bị đau kéo dài sau phẫu thuật khi sử dụng sản phẩm Bách Thống Vương đã cải thiện sức khỏe qua những giai đoạn: 

  • Từ 7 - 10 ngày đầu, nếu người mắc bị đau dữ dội và đang phải sử dụng thuốc giảm đau sẽ thấy cơ thể dễ chịu hơn, giảm đau nhẹ. Lúc này, người mắc có thể bắt đầu giảm liều thuốc giảm đau. Do đó, các tác dụng phụ như cảm giác nóng bụng, cồn cào của thuốc cũng giảm dần. 
  • Sau 2 - 4 tuần sử dụng, lúc này, người mắc đã dừng hẳn thuốc giảm đau, mức độ và tần suất cơn đau giảm dần, người mắc cảm thấy thoải mái hơn. 
  • Sau từ 1 - 3 tháng sử dụng, cơn đau giảm rõ rệt, tần suất thưa dần, ăn uống ngon miệng, ngủ sâu giấc hơn. 
  • Sau 3 tháng, những cơn đau gần như hết hẳn, sức khỏe bình phục, mọi hoạt động sinh hoạt diễn ra bình thường như lúc chưa bị đau, tâm trạng thoải mái. 

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về tình trạng đau sau mổ và các phương pháp giúp giảm đau. Bạn cũng đừng quên lựa chọn giảm đau thảo dược Bách Thống Vương để giúp giảm đau sau mổ an toàn, hiệu quả nhé. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về cách giảm đau sau mổ và sản phẩm Bách Thống Vương, hãy để lại bình luận bên hoặc liên hệ số hotline 0902.207.112 nhé!

*Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

*Bách Thống Vương có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc