Khoảng 84% người lớn tuổi cho biết họ từng bị đau hông trái ít nhất một lần trong đời. Điều này cho thấy đau hông trái là một bệnh rất phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi đặc biệt ở người lớn tuổi. Vậy đau hông trái do nguyên nhân nào gây ra, các biện pháp giúp giảm đau hông trái tại nhà là gì? Mời bạn tìm hiểu tại bài viết sau đây!

Đau hông trái là gì?

Đau hông trái là những cơn đau xuất hiện ở khu vực mạn sườn trái, lan xuống vùng mông hoặc háng. Người bệnh cảm thấy đau nhói dưới da hoặc đau âm ỉ sâu bên trong. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột. 

Ở một số người, đau hông trái kéo dài dai dẳng và ngày càng trầm trọng hơn. Mức độ đau hông trái cũng diễn tiến từ nhẹ, trung bình đến nặng. Đau thường nặng hơn khi di chuyển hoặc thay đổi tư thế. Trong các cơn đau cấp tính, có thể xuất hiện hiện tượng sốt, đau cơ, buồn nôn, đau bụng, tiểu buốt,... 

Đau hông trái là tình trạng đau âm ỉ, đau nhói dưới da vùng hông bên trái.webp

Đau hông trái là tình trạng đau âm ỉ, đau nhói dưới da vùng hông bên trái

Các nguyên nhân gây đau hông trái

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng đau hông bên trái. Tùy từng nguyên nhân mà triệu chứng đi kèm của đau hông trái cũng sẽ khác nhau. 

Các vấn đề về xương khớp

Đau hông trái là biểu hiện phổ biến của bệnh thoái hóa cột sống. Theo thời gian các bộ phận của vùng cột sống lưng dưới bị suy yếu, sụn khớp bào mòn, đĩa đệm xơ cứng, đàn hồi kém gây đau hông trái, phải. 

Thoát vị đĩa đệm cũng là căn bệnh phổ biến gây đau hông trái. Nguyên nhân là do khối nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra chèn ép rễ dây thần kinh tọa. Đau thần kinh tọa thường chỉ diễn ra ở một bên cơ thể, nó gây ra các cơn đau nhói vùng thắt lưng trái hoặc phải. Đau hông trái do thần kinh tọa sẽ trầm trọng hơn khi bạn ho, hắt hơi hoặc ngồi quá lâu. 

Chấn thương mô mềm

Chấn thương mô mềm là một nguyên nhân chủ yếu gây đau hông trái. Thường xảy ra do căng cơ, ngồi sai tư thế, mang vác vật nặng, va chạm trong thể thao hoặc tai nạn giao thông. 

Các triệu chứng thường gặp trong chấn thương mô mềm vùng hông trái là:

  • Hạn chế vận động.
  • Đau đi kèm với co thắt cơ bắp.
  • Bị sưng vùng hông trái.
  • Đau tăng lên khi thay đổi tư thế đột ngột.
  • Cơn đau cải thiện khi nghỉ ngơi, chườm đá hoặc dùng thuốc giảm đau.

Đau hông trái do ngồi sai tư thế.webp

Đau hông trái do ngồi sai tư thế làm việc

Tổn thương các cơ quan bên trong cơ thể

Sự tổn thương của các cơ quan trong cơ thể gây nên đau hông trái là: 

- Nhiễm trùng thận: Nhiễm trùng thận do vi khuẩn xâm nhập theo đường nước tiểu. Nếu thận trái bị nhiễm trùng sẽ gây ra các cơn đau ở vùng hông trái. Ngoài ra, nhiễm trùng thận còn có các triệu chứng khác bao gồm: Nước tiểu có mùi hôi, nước tiểu sẫm màu, đục hoặc có máu, sốt, ớn lạnh. 

- Sỏi thận: Các hạt sỏi là sự tích tụ của khoáng chất và chất cặn trong thận. Sự có mặt của sỏi trong thận trái có thể dẫn đến đau vùng hông trái, đặc biệt là khi bạn đi tiểu. Các triệu chứng khác gồm: Đau khi đi tiểu, tiểu máu, buồn nôn, sốt. 

- Lạc nội mạc tử cung: Đau hông trái ở nữ giới có thể đến từ nguyên nhân bị lạc nội mạc tử cung. Cơn đau do lạc nội mạc tử cung thường xảy ra ngắt quãng, không liên tục, đi kèm với các dấu hiệu khác như mệt mỏi, đau bụng kinh. 

- Viêm tuyến tụy: Tuyến tụy nằm ở vùng bụng trên bên trái, phía sau dạ dày. Viêm tuyến tụy gây ra các cơn đau ở vùng bụng trái, gần hông. Tình trạng viêm thường xảy ra đột ngột, cần nhanh chóng đi cấp cứu. 

- Viêm đại tràng: Viêm loét đại tràng là tình trạng viêm dai dẳng ở vùng ruột già, gây ra tình trạng đau quặn bụng và lan sang phần hông trái. Người bị đau hông trái do viêm đại tràng có thể đi kèm với tiêu chảy, sụt cân. 

Viêm đại tràng có thể dẫn đến đau ở vùng hông bên trái (1).webp

Viêm đại tràng có thể dẫn đến đau ở vùng hông bên trái

Khi nào đau hông trái cần đi khám bác sĩ 

Đau hông trái xảy ra với nhiều mức độ khác nhau tùy vào từng nguyên nhân. Bạn có thể chỉ bị đau nhẹ và cơn đau thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi, chườm đá, mát xa,...

Bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác và có phương án điều trị phù hợp, kịp thời khi cơn đau đi kèm với những triệu chứng như:

  • Sốt cao, đi tiểu ra máu.
  • Đau dữ dội vùng hông trái.
  • Không cử động được vùng hông, không xoay người được. 
  • Tê liệt, mất cảm giác ở chân. 

Các cách giúp làm giảm đau hông trái tại nhà

Bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng đau hông trái của mình. 

- Dùng thuốc: Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp cải thiện tình trạng đau tạm thời là salonpas, paracetamol, voltaren,... Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng thêm các thuốc giãn cơ, corticoid,... theo chỉ định của bác sĩ.

>>> XEM THÊM: Cảnh báo - Suy gan cấp vì sử dụng quá liều thuốc giảm đau paracetamol!

- Nghỉ ngơi: Khoảng thời gian nghỉ ngơi là thời điểm giúp cho vùng cơ hông của bạn được phục hồi, thả lỏng và giảm đau. 

- Chườm đá: Dùng đá lạnh được bọc trong túi vải và chườm vào vùng bị đau. Điều này sẽ làm tê tạm thời vùng hông và làm dịu cơn đau. 

- Chườm nóng: Nhiệt độ cao giúp giãn mạch, giãn cơ, từ đó giảm đau hông nhanh chóng. 

- Tập thể dục nhẹ nhàng: Các bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ làm thư giãn cơ, tăng độ dẻo dai của xương khớp, cải thiện sức khỏe thể chất và cả tinh thần.  

AnyConv.com__Thiết kế chưa có tên - 2022-05-18T165130.058.webp

Tập thể dục thường xuyên cũng góp phần làm giảm đau hông trái

Bách Thống Vương - Giải pháp cải thiện tình trạng đau hông trái từ thiên nhiên

Các thuốc tây y tuy làm giảm đau hông trái nhanh chóng nhưng lại gây ra rất nhiều tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, tổn thương gan,... Chính vì thế, bên cạnh việc sử dụng thuốc tây y để giảm đau, người bệnh có thể sử dụng thêm các sản phẩm bảo vệ sức khỏe để hỗ trợ cho quá trình điều trị đồng thời giảm thiểu tác dụng phụ do thuốc tây y gây ra. Đó cũng là lý do mà TPBVSK Bách Thống Vương ra đời. 

Nhờ có thành phần từ thiên nhiên, đặc biệt là chiết xuất vỏ cây liễu cùng với các thảo dược khác như cao sơn đậu căn, huyền hồ sách, cao tô mộc… Bách Thống Vương được xem là giải pháp hỗ trợ giảm đau lành tính và toàn diện.

Chiết xuất vỏ cây liễu chứa hoạt chất salicin sẽ chuyển thành acid salicylic khi vào cơ thể. Acid salicylic có tác dụng ức chế các thụ thể gây đau giúp giảm đau hiệu quả. 

Cao sơn đậu căn, huyền hồ sách, cao tô mộc, cao tam lăng là những thảo dược có tác dụng chống oxy hóa lớp vỏ bọc thần kinh, ngăn ngừa các xung điện bị rò rỉ, từ đó giúp giảm đau do nguyên nhân thần kinh. 

Sự kết hợp hài hòa giữa các thành phần thảo dược kể trên đã giúp Bách Thống Vương có tác dụng giảm đau, ngăn ngừa đau tái phát và nâng cao sức khỏe, thể trạng của người bị đau hông trái. 

AnyConv.com__Thiết kế chưa có tên - 2022-05-18T165021.210.webp

Bách Thống Vương là một giải pháp giảm đau hông trái an toàn, hiệu quả

nut-dat-mua.webp

Đau hông trái có thể đến từ nhiều nguyên nhân, bao gồm các vấn đề về xương khớp, chấn thương phần mềm và các tổn thương cơ quan trong cơ thể. Các triệu chứng đi kèm với cơn đau có thể hỗ trợ trong việc xác định nguyên nhân. Song song với quá trình điều trị, sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe mỗi ngày có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh. 

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì về tình trạng đau hông trái, hãy để lại bình luận bên dưới, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất. 

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/lower-back-pain-left-side-above-buttocks#treatment

https://www.pennmedicine.org/updates/blogs/musculoskeletal-and-rheumatology/2017/november/back-pain-on-one-side

https://www.medicalnewstoday.com/articles/325921#when-to-see-a-doctor

https://www.spine-health.com/conditions/lower-back-pain/lower-left-back-pain-internal-organs