Nguyên nhân đau khớp cổ chân có thể do chấn thương hoặc các bệnh lý như viêm khớp cổ chân, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, đứt dây chằng… Cùng tìm hiểu rõ hơn về các nguyên nhân này và cách điều trị bệnh hiệu quả trong bài viết sau.
Các nguyên nhân đau khớp cổ chân phổ biến
Đau khớp cổ chân là biểu hiện đau nhức, khó chịu ở bất kỳ bộ phận nào của mắt cá chân. Đau khớp cổ chân xảy ra do nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là vận động, chấn thương, sai tư thế… Thế nhưng, đau khớp cổ chân cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý dưới đây:
Viêm khớp cổ chân
Viêm khớp cổ chân xảy ra khi phần sụn đệm giữa hai đầu xương bị hư hại do giảm lượng dịch nhầy bôi trơn, khiến cho xương cọ xát với nhau và gây đau, sưng hay cứng khớp tại vùng khớp cổ chân. Viêm khớp cổ chân là bệnh thường gặp ở người trung niên, phổ biến nhất là ở người trên 60 tuổi. Hai loại viêm khớp thường gặp là viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp.
Nguyên nhân đau khớp cổ chân do viêm khớp cổ chân
Bệnh thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là tình trạng lão hóa ở khớp và các mô xung quanh khớp, đặc biệt là hư hại phần sụn khớp (phần đệm giữa hai đầu xương). Điều này lý giải vì sao người bệnh mắc thoái hóa khớp thường gặp tình trạng đau khớp cổ chân, cứng khớp, sưng khớp. Đây là bệnh lý mãn tính về xương khớp thường gặp ở người trung và cao tuổi (45 đến 60 tuổi trở lên), nhưng ngày càng có nhiều người trẻ bị thoái hóa khớp hơn do thói quen sinh hoạt gây ra.
Bệnh Gút (Gout)
Gout cũng là nguyên nhân đau khớp cổ chân nhiều người gặp phải. Đây là bệnh lý liên quan tới rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, nồng độ acid uric trong máu cao, không thể đào thải ra ngoài lắng đọng tại các khớp, gây tình trạng sưng, đau tại các khớp cổ chân, cổ tay, bàn tay.
Bệnh gout thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ, đặc biệt là những người hay sử dụng rượu, bia nhiều, ăn thực phẩm chứa nhiều purin. Vì vậy hãy tránh những thực phẩm trên để phòng tránh bệnh gout bạn nhé.
Gout gây tổn thương tại vùng khớp cổ chân, khớp ngón chân, khớp gối
Hội chứng ống cổ chân gây đau khớp cổ chân
Hội chứng ống cổ chân, còn thể gọi là rối loạn chức năng dây thần kinh chày. Đây là bệnh lý thần kinh có liên quan tới chèn ép dây thần kinh và dây chằng ở cấu trúc ống cổ chân. Hiện tại, vẫn chưa có xét nghiệm chẩn đoán chính xác về căn bệnh này mà chỉ dựa phần lớn vào những triệu chứng người bệnh đang gặp. Thường người bệnh có thể gặp các cơn đau, nhức tại khớp cổ chân, bàn chân, cảm giác đau có thể chạy dọc dây thần kinh, kèm theo cảm giác nóng, râm ran, như “kiến bò”. Các biểu hiện trên thường xuất hiện vào ban đêm nhiều hơn.
Đứt dây chằng cổ chân
Khớp cổ chân được cấu tạo bảo hệ thống dây chằng, cơ bao quanh để đảm bảo các hoạt động linh hoạt. Khi hoạt động mạnh, thay đổi tư thế đột ngột hoặc có lực mạnh bên ngoài tác động vào phần khớp cổ chân, khiến các dây chằng quanh khớp chịu những tổn thương và áp lực dẫn tới đứt dây chằng. Gây nên cơn đau, cảm giác nhói, sưng,.. có thể xảy ra.
Những yếu tố nguy cơ có thể gây đau khớp cổ chân
Ngoài các nguyên nhân đau khớp cổ chân kể trên, những yếu nguy cơ dưới đây cũng có thể gây ra hoăc làm tăng nặng tình trạng đau khớp cổ chân:
1. Gây căng thẳng cho khớp cổ chân: Tình trạng đau khớp cổ chân có thể xuất hiện ở những trường hợp thường xuyên gây căng thẳng cho khớp cổ chân như: tập luyện thể thao quá mức, vũ công múa ba lê, đi giày cao gót thường xuyên,...
Đi giày cao gót thường xuyên gây đau khớp cổ chân
2. Béo phì: Khớp cổ chân sẽ phải gánh chịu lực gấp 5 lần trọng lực cơ thể khi bạn đi bộ. Vì vậy nếu cân nặng quá lớn sẽ gây nên những tổn thương tại vùng khớp cổ chân, gây đau và khó khăn cho việc vận động.
3. Tuổi cao: Khi hệ thống xương khớp hoạt động thời gian dài lớp sụn khớp sẽ bị bào mòn dần dễ bị tổn thương hơn, đồng thời lượng dịch nhầy bôi trơn bảo vệ khớp cũng bị giảm. Vì vậy, tuổi cao có thể gây nên tình trạng thoái hóa khớp, viêm khớp… gây đau khớp.
4. Lối sống không lành mạnh: Nếu bạn lười vận động, tập luyện làm cho sức khỏe của bạn yếu đi, sức bền giảm. Nên bạn cũng có thể dễ gặp những chấn thương khi hoạt động hơn. Đồng thời, nếu chế độ dinh dưỡng không phù hợp, sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh lý tại khớp như gout gây đau khớp.
Lối sống không lành mạnh gây nên các bệnh lý tại khớp
Đau khớp cổ chân nếu không thăm khám và điều trị sớm có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng như: biến dạng cơ xương khớp, liệt vĩnh viễn. Do đó ngay khi có biểu hiện này, bạn hãy nhanh chóng thăm khám và áp dụng các giải pháp giảm đau an toàn, hiệu quả.
Giải pháp thảo dược giúp cải thiện tình trạng đau khớp cổ chân
Theo đông y, triệu chứng đau khớp cổ chân xuất phát từ tình trạng lưu thông khí huyết kém, hay còn được gọi là “Thông bất thống, thống bất thông”. Còn theo Tây y, sở dĩ bạn bị đau là do khớp cổ chân bị viêm, thoái hóa gây nên.
Qua nhiều nghiêm cứu, các nhà khoa học tìm ra bài thuốc từ chiết xuất vỏ cây Liễu, Bán Biên Liên, Sơn đậu căn, Tô Mộc, Huyền hồ sách, Tam lăng… có thể tác động được cả 2 nguyên gây đau theo tây y và đông y. Trong đó, chiết xuất vỏ cây liễu đã được chứng minh có tác dụng chống viêm, ức chế thụ cảm thể gây đau, từ đó giúp giảm đau do nhiều nguyên nhân hiệu quả. Đặc biệt hiệu quả của chiết xuất này còn tương đương aspirin mà không gây tác dụng phụ.
Tại Việt Nam, chiết xuất vỏ cây liễu cùng các thảo dược quý kể trên đã có mặt trong các sản phẩm hỗ trợ giảm đau từ thảo dược Bách Thống Vương. Người bệnh có thể tham khảo sử dụng để cải thiện tình trạng đau khớp cổ chân và giúp hệ thống xương khớp luôn khỏe mạnh.
Bách Thống Vương - Sản phẩm giảm đau thảo hiệu quả, lành tính từ thảo dược
Bách Thống Vương hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Ngoài ra, nhãn hàng cũng triển khai đồng thời hình thức Đặt online - Giao hàng về tận nhà để hỗ trợ khách hàng mua sản phẩm thuận tiện nhất. Để được hướng dẫn chi tiết về sản phẩm và cách mua hàng thuận lợi nhất, bạn vui lòng liên hệ qua tổng đài tư vấn: 0902.207.739.
Tình trạng đau khớp cổ chân có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào. Hiểu rõ nguyên nhân đau khớp cổ chân và chủ động áp dụng sớm các giải pháp giảm đau thảo dược ngay từ khi phát hiện sẽ giúp bạn giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm trên xương khớp về sau.
Hải Anh
Nguồn tham khảo:
https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/15295-ankle-pain