Nguyên nhân gây đau đầu có thể liên quan đến một số bệnh lý nhất định hoặc do lối sống sinh hoạt kém lành mạnh của người bệnh. Đau đầu dù do nguyên nhân nào cũng cần được điều trị sớm nhằm giúp bệnh nhân tránh được các nguy cơ sức khoẻ khác.
Nguyên nhân gây đau đầu
Nguyên nhân gây đau đầu có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
Đau đầu do yếu tố bệnh lý
Trong nhiều trường hợp, triệu chứng đau đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải một số bệnh lý nhất định. Cụ thể:
Đau nửa đầu Migraine
Đau nửa đầu Migraine thường đặc trưng bởi những cơn đau nhói và dữ dội. Cơn đau nửa đầu có thể kéo dài từ 4 giờ đến 3 ngày, và có xu hướng xuất hiện từ 1 – 4 lần/tháng.
Đau nửa đầu Migraine là nguyên nhân gây đau đầu phổ biến nhất
Đau nửa đầu Migraine xảy ra phổ biến ở phụ nữ trung niên và cơn đau biểu hiện rõ rệt nhất vào buổi sáng sớm. Ngoài đau đầu dữ dội, bệnh nhân có thể kèm theo các triệu chứng khác như:
- Nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn hoặc mùi.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Ăn mất ngon.
- Đau bụng.
- Chóng mặt, da xanh xao.
- Nhìn mờ.
- Sốt.
Đau nửa đầu Migraine là dạng đau đầu nguyên phát rất phổ biến, có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể mắc phải các biến chứng thần kinh nguy hiểm khác do cơn nửa đầu kéo dài.
Viêm xoang
Nguyên nhân gây đau đầu cũng có thể liên quan đến tình trạng viêm xoang. Khi bị đau đầu do viêm xoang, bệnh nhân thường cảm thấy đau sâu và liên tục ở vùng gò má, sống mũi hoặc trán. Cơn đau có xu hướng kèm theo các triệu chứng xoang khác như sốt, chảy nước mũi, sưng mặt hoặc viêm tai.
Đau đầu do tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não là một nguyên nhân bệnh lý khác gây ra cơn đau đầu liên tục và đột ngột. Ngoài biểu hiện đau nhức đầu, bệnh nhân cũng có các triệu chứng khác như thay đổi ý thức, giảm thị lực, buồn nôn, nôn mửa, tê bì vùng mặt, mất thăng bằng hoặc khó nói.
Nếu nguyên nhân gây đau đầu của bạn bắt nguồn từ bệnh tai biến mạch máu não thì cần nhanh chóng tìm đến sự chăm sóc y tế. Khi các triệu chứng được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời có thể giúp bệnh nhân tránh được những di chứng nặng nề và làm giảm nguy cơ tử vong.
Nguyên nhân gây đau đầu có thể bắt nguồn từ bệnh tai biến mạch máu não
Đau đầu do cao huyết áp
Theo nghiên cứu cho thấy, những người trên 50 tuổi mắc bệnh cao huyết áp thường kèm theo triệu chứng đau nhức đầu đột ngột và kéo dài. Cơn đau đầu do huyết áp tăng cao thường xuất hiện ở vị trí khu trú và quanh vùng trán.
Bệnh nhân cũng có thể gặp phải các tình trạng như căng cứng ở các cơ gáy, cơn đau đầu lan tới đỉnh đầu và trán, biểu hiện rõ rệt nhất là vào ban đêm. Điều này có thể gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh.
Đau đầu do yếu tố bệnh lý não bộ
Đôi khi nguyên nhân gây đau đầu có thể liên quan đến sự tổn thương ở não bộ, chẳng hạn như đau đầu “sét đánh”. Tình trạng này đặc trưng bởi những cơn đau đầu dữ dội và đột ngột, đạt cường độ tối đa trong vòng dưới 1 phút và kéo dài trên 5 phút.
Đau đầu “sét đánh” là một cơn đau đầu thứ phát, có thể báo hiệu một tình trạng sức khoẻ nguy hiểm tới tính mạng người bệnh, chẳng hạn như:
- Chứng phình mạch não.
- Hội chứng co thắt não đảo ngược.
- Viêm màng não.
- Viêm màng não mô cầu.
- Chảy máu trong não.
- Có cục máu đông trong não.
Nếu nguyên nhân gây đau đầu của bạn có liên quan đến đau đầu “sét đánh”, việc tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lúc này là điều rất cấp bách.
Nguyên nhân gây đau đầu có thể liên quan đến tình trạng đau đầu “sét đánh”
Đau đầu do yếu tố chấn thương vùng đầu
Nguyên nhân bị đau đầu cũng có thể do di chứng chấn thương để lại. Đau đầu sau chấn thương thường bắt đầu từ 2 – 3 ngày sau khi bệnh nhân gặp chấn thương ở vùng đầu.
Khi bị đau đầu sau chấn thương, bệnh nhân thường có các biểu hiện sau đây:
- Cơn đau đầu âm ỉ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.
- Chóng mặt.
- Khó tập trung.
- Lâng lâng.
- Cáu gắt.
- Có vấn đề về trí nhớ.
- Mệt mỏi nhanh chóng.
Cơn đau đầu sau chấn thương có thể kéo dài trong vài tháng, tuy nhiên nếu nó không thuyên giảm trong vài tuần, tốt nhất bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ để có phương pháp điều trị sớm.
Đau đầu không phải do bệnh lý
Ngoài yếu tố bệnh lý, nguyên nhân gây đau đầu cũng có thể bắt nguồn từ chính chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh của người bệnh. Cụ thể:
- Stress kéo dài, lo âu thường xuyên.
- Cơ thể bị mất nước, dẫn đến thiếu máu và oxy lên não.
- Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh bị thay đổi nội tiết tố.
- Lạm dụng thuốc hoặc các chất kích thích như cà phê, rượu bia.
- Rối loạn đồng hồ sinh học ở những người thường xuyên thức khuya hoặc phải di chuyển giữa các nước liên tục.
Rối loạn đồng hồ sinh học có thể là nguyên nhân gây đau đầu dai dẳng
Nếu nguyên nhân đau đầu của bạn là do những thói quen sinh hoạt trên gây ra, bạn cần chú ý điều hoà và thực hiện một số thay đổi trong lối sống hàng ngày của mình để cải thiện bệnh.
Nên làm gì khi bị đau đầu?
Khi biết được nguyên nhân gây đau đầu, bệnh nhân có thể áp dụng một số chiến lược chăm sóc dưới đây để giúp xử trí và khắc phục cơn đau đầu nhanh chóng, bao gồm:
- Sử dụng túi chườm nóng hoặc chườm đá lên vùng đầu và cổ, tuy nhiên cần tránh chườm ở nhiệt độ quá cao hoặc chườm đá trực tiếp lên da.
- Tránh các tác nhân gây căng thẳng và hạn chế các yếu tố gây stress bằng cách nghỉ ngơi hợp lý sau những giờ làm việc mệt mỏi.
- Không bỏ bữa và đảm bảo duy trì lượng đường trong máu ổn định.
- Ngủ đủ giấc bằng cách thực hiện thói quen đi ngủ đúng giờ và giữ cho phòng ngủ mát mẻ, tối và yên tĩnh.
- Tập thể dục thường xuyên để giảm căng thẳng và tăng cường sức khoẻ tổng thể.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích thần kinh như rượu bia, thuốc lá và tăng cường bổ sung chất điện giải cho cơ thể.
Thuốc điều trị đau đầu
Ngoài việc nghỉ ngơi và thay đổi thói quen sinh hoạt, bệnh nhân cũng có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau để điều trị cho chứng đau đầu, bao gồm:
- Thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid.
- Thuốc phòng ngừa các nguyên nhân gây đau đầu cụ thể, chẳng hạn như chứng đau nửa đầu.
- Thuốc giảm đau theo toa.
Điều trị đau đầu bằng các loại thuốc giảm đau
Tình trạng đau đầu có thể trầm trọng hơn nếu bạn sử dụng thuốc không đúng cách hoặc lạm dụng thuốc điều trị đau đầu quá mức. Do đó, bệnh nhân nên tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ về việc dùng thuốc trị đau đầu nhằm tránh gây ra các tác dụng không mong muốn.
Bách Thống Vương - Giải pháp hỗ trợ giảm đau đầu từ thảo dược tự nhiên
Để cải thiện và giảm đau đầu hiệu quả, cần phải có một phương pháp giúp tác động toàn diện vào nguyên nhân gốc rễ dẫn đến tình trạng đau đầu của người bệnh. Hiện nay, qua nhiều nghiên cứu lâm sàng, các chuyên gia đã bào chế thành công sản phẩm Bách Thống Vương, giúp hỗ trợ cải thiện chứng đau đầu từ các loại thảo dược tự nhiên và lành tính.
Trong mỗi viên nén Bách Thống Vương bao gồm sự kết hợp độc đáo của những thành phần thảo dược quý dưới đây:
- Chiết xuất vỏ cây liễu (thành phần chính): Là một vị thuốc Đông y nổi tiếng với công dụng giảm đau hiệu quả. Trong chiết xuất vỏ cây liễu có chứa hoạt chất sinh học cao, nhất là salicin – được chuyển hoá dưới dạng acid salicylic khi đi vào cơ thể, giúp ức chế các chất trung gian hoá học prostaglandin.
- Các thảo dược nổi bật khác: Bao gồm cao sơn đậu căn, cao huyền hồ sách, cao tô mộc, cao bán biên liên, cao tam lăng. Những vị thuốc này đều có tính chống oxy hóa cao, giúp kháng virus, vi khuẩn và làm giảm thiểu các tình trạng đau đầu hiệu quả. Đặc biệt, cao huyền hồ sách có khả năng hỗ trợ cải thiện các chứng đau đầu do tuần hoàn máu kém.
- Các nguyên tố vi lượng: Bao gồm kẽm, đồng, magnesi và mangan, giúp trung hòa môi trường axit ngoại bào và góp phần giảm cơn đau đầu hữu hiệu.
Bách Thống Vương - Giải pháp hỗ trợ giảm đau đầu từ thảo dược tự nhiên
Sản phẩm Bách Thống Vương được xem là một giải pháp toàn diện cho những tình trạng đau đầu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Điểm ưu việt của Bách Thống Vương là tự nhiên, an toàn, lành tính và không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào ngay cả khi được sử dụng trong thời gian dài.
Bệnh nhân nên sử dụng Bách Thống Vương theo liều lượng được khuyến nghị là từ 4 – 6 viên/ngày, chia làm 2 lần. Bạn nên uống viên nén Bách Thống Vương trước bữa ăn khoảng 30 phút hoặc sau khi ăn một giờ đồng hồ, và cố gắng sử dụng liên tục một đợt từ 1 – 3 tháng để đạt được hiệu quả hỗ trợ điều trị đau đầu cao nhất.
Như vậy, việc tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây đau đầu sẽ giúp bệnh nhân có biện pháp xử trí phù hợp. Đau đầu dù do bất kỳ nguyên nhân nào cũng nên được điều trị càng sớm càng tốt nhằm giúp người bệnh tránh được các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng khác.
Links:
https://www.webmd.com/migraines-headaches/migraines-headaches-basics