Đau đầu có thể được kích hoạt bởi những yếu tố bệnh lý hoặc ngoài bệnh lý. Bạn có thể loại bỏ cơn đau đầu nhanh chóng khi biết rõ được nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả. Vậy nguyên nhân gây đau đầu cụ thể là gì và cách chữa bệnh ra sao? Mọi thắc mắc sẽ được giải quyết qua bài viết dưới đây!

Nguyên nhân dẫn đến cơn đau đầu

Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau đầu hiện nay. Các bệnh lý gây đau đầu thường gặp đó là:

Nguyên nhân đau đầu do bệnh lý 

Bệnh nhân có thể bị đau đầu do những bệnh lý sau đây: 

*Đau nửa đầu Migraine 

Đau nửa đầu Migraine là một nguyên nhân gây đau đầu phổ biến, xảy ra chủ yếu ở phụ nữ độ tuổi trung niên. Gồm đau nửa đầu trái, đau nửa đầu phải, đau nửa đầu trước, đau nửa đầu sau. Đây là bệnh lý mạn tính, có thể gây ra những cơn đau nhức đầu nghiêm trọng, làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sức khoẻ tổng thể của người bệnh. 

*Viêm xoang

Đau đầu có thể là triệu chứng của bệnh viêm xoang. Muốn chữa dứt điểm cơn đau đầu, người bệnh cần phải điều trị khỏi tình trạng viêm xoang. 

*Thiếu máu

Người bị đau đầu thường xuyên, kèm theo các biểu hiện như chóng mặt và mệt mỏi có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu máu lên não. Do đó, người bệnh cần đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân cụ thể và điều trị dứt điểm thiếu máu mới có thể loại bỏ được cơn đau đầu. 

*Tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não có thể gây ra các cơn đau nhức đầu liên tục, kèm nôn mửa, giảm thị lực, mất thăng bằng, giảm khả năng nói và tê bì vùng mặt. 

*Bệnh lý mạn tính

Bị đau đầu thường xuyên là một tình trạng thường thấy ở những người mắc các bệnh lý mạn tính như lupus ban đỏ, đái tháo đường hoặc tăng huyết áp. 

dai-thao-duong-la-nguyen-nhan-gay-dau-dau-pho-bien.webp

Đái tháo đường là nguyên nhân gây đau đầu phổ biến 

Các yếu tố nguy cơ khác gây đau đầu 

Theo các chuyên gia, nguyên nhân đau đầu cũng có thể là do các yếu tố ngoài bệnh lý. Thường liên quan đến thói quen sinh hoạt không lành mạnh của người bệnh. Cụ thể: 

  • Stress kéo dài. 
  • Cơ thể bị mất nước gây thiếu oxy và thiếu máu lên não. 
  • Phụ nữ sau sinh, đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc tiền mãn kinh bị thay đổi hormone. 
  • Hay thức khuya, làm đảo lộn đồng hồ sinh học.  
  • Thay đổi thời tiết.

Người bị đau đầu thường có các triệu chứng gì? 

Tùy từng loại đau đầu mà người bệnh sẽ có các triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình: 

  • Đau ở cả hai bên đầu do đau đầu căng cơ gây ra. Mức độ đau từ nhẹ cho đến trung bình và có xu hướng mạnh hơn trong các hoạt động thường ngày (chẳng hạn như cúi xuống hoặc đi bộ lên cầu thang). 
  • Người bệnh bị đau nửa bên đầu, kèm triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, đau nhói đầu, nhạy cảm với tiếng ồn, mùi hoặc ánh sáng. Nhìn chung, cơn đau nửa đầu có thể kéo dài từ 4 giờ đến 3 ngày, mức độ đau từ vừa cho đến nặng. 
  • Xuất hiện cơn đau đầu từng cụm. Cơn đau có thể bùng phát từ 1 - 8 lần/ngày trong một chu kỳ cụm và kéo dài từ 2 tuần đến 3 tháng. Các triệu chứng phổ biến của đau đầu từng cụm: Đau đầu dữ dội kèm cảm giác đau nhói, bỏng rát, sụp mí, chảy nước mắt hoặc sưng mắt. 

Nếu xuất hiện những triệu chứng trên, người bệnh nên đến khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác gây đau đầu và có biện pháp xử lý sớm. 

dau-dau-tung-cum-la-mot-trieu-chung-dien-hinh-cua-dau-dau.webp

Đau đầu từng cụm là một triệu chứng điển hình của bệnh đau đầu

Đối tượng có nguy cơ cao bị đau đầu

Nhìn chung, đau đầu có thể xảy ra đối với bất kỳ người nào, không phân biệt độ tuổi và giới tính. Theo các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ, những đối tượng dễ bị đau đầu nhất thường bao gồm: 

  • Người có mức huyết áp tâm thu thấp. 
  • Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mãn kinh. 
  • Người thường xuyên làm việc với máy tính hoặc ngồi một chỗ lâu. 
  • Người hay bị mất ngủ và căng thẳng. 
  • Người lạm dụng bia rượu, các chất cafein. 

nguoi-co-thoi-quen-hay-uong-bia-ruou-thuong-de-bi-dau-dau.webp

Người có thói quen hay uống bia rượu thường dễ bị đau đầu 

Đau đầu có nguy hiểm không? 

Hầu hết các cơn đau đầu là vô hại và sẽ tự biến mất trong một khoảng thời gian ngắn khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc thư giãn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, bị đau đầu thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khoẻ nguy hiểm đến tính mạng. Nếu gặp phải các triệu chứng sau đây, người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt: 

  • Lú lẫn hoặc nói lắp.
  • Sốt cao. 
  • Đau đầu sau chấn thương đầu. 
  • Đau đầu dữ dội, cơn đau xuất hiện đột ngột, sau đó trở nặng nhanh chóng.
  • Đau đầu không thuyên giảm hoặc không biến mất. 
  • Động kinh, mất ý thức. 
  • Cứng cổ, đau ở mắt hoặc tai. 
  • Đau đầu nhiều ở trẻ em. 
  • Yếu hoặc tê tay chân. 
  • Thị lực giảm, nhìn mờ. 

Khi có các dấu hiệu đáng ngờ trên, người bệnh cần nhanh chóng liên hệ hoặc đến gặp bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân cũng như phát hiện sớm bệnh lý và điều trị kịp thời. 

Cần xử trí như thế nào khi bị đau đầu? 

Khi bạn bị quấy rầy bởi những cơn đau đầu không do bệnh lý, dưới đây là một số cách xử lý đơn giản và hiệu quả: 

  • Giải tỏa căng thẳng để tinh thần thư giãn.  
  • Nghỉ ngơi trong phòng tối hoặc không gian yên tĩnh. 
  • Tích cực tập thể dục đều đặn hàng ngày. 
  • Xoa bóp huyệt thái dương. 
  • Áp dụng phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh lên đầu. 
  • Uống nước hoặc các chất lỏng khác đầy đủ mỗi ngày. 
  • Hạn chế sử dụng bia rượu, chè hay cà phê. 
  • Bổ sung nhiều rau xanh, vitamin, khoáng chất vào chế độ ăn uống hàng ngày. 

Áp dụng những cách khắc phục trên sẽ giúp người bệnh giảm được các triệu chứng của đau đầu. Tuy nhiên, để loại bỏ dứt điểm đau đầu, người bệnh có thể cần phải áp dụng các biện pháp điều trị khác theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

che-do-an-uong-nhieu-rau-cu-giup-giam-dau-dau-hieu-qua.webp

Chế độ ăn uống nhiều rau củ giúp giảm đau đầu hiệu quả

Những biện pháp điều trị đau đầu phổ biến

Một trong những yếu tố quan trọng nhất của việc điều trị đau đầu là tìm ra các tác nhân gây bệnh. Khi đã biết được các yếu tố khởi phát cơn đau đầu, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh. 

Không phải cứ đau đầu là cần sử dụng thuốc. Tuỳ thuộc vào từng loại, tần suất và nguyên nhân đau đầu của người bệnh, các lựa chọn điều trị có thể bao gồm: 

Kiểm soát căng thẳng 

Kiểm soát căng thẳng bằng các kỹ thuật thư giãn rất hữu ích trong việc điều trị cơn đau đầu. Bệnh nhân nên áp dụng các cách hít thở sâu, kết hợp thư giãn cơ bắp, sử dụng những hình ảnh tinh thần và âm nhạc để giảm bớt căng thẳng. 

Phản hồi sinh học 

Phản hồi sinh học giúp bệnh nhân nhận biết được khi nào căng thẳng đang tích tụ trong cơ thể, từ đó học cách phản ứng lại với những tình huống gây stress và giải quyết nó hiệu quả. 

Trong phản hồi sinh học, các cảm biến được kết nối với cơ thể người bệnh và theo dõi những phản ứng thể chất đối với cơn đau đầu. Bao gồm sự gia tăng nhịp thở, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, căng cơ và hoạt động của trí não. 

dieu-tri-dau-dau-bang-lieu-phap-phan-hoi-sinh-hoc.webp

Điều trị đau đầu bằng liệu pháp phản hồi sinh học 

Sử dụng thuốc

Tình trạng đau đầu căng cơ thường đáp ứng tốt với các loại thuốc giảm đau không kê đơn, ví dụ như ibuprofen (Advil), aspirin và acetaminophen (Tylenol). Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này quá thường xuyên có thể làm trầm trọng hơn cơn đau đầu và dẫn đến những cơn đau hàng ngày kéo dài. 

Đối với những cơn đau đầu thường xuyên và nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc trị đau đầu theo toa. Triptans và những loại thuốc khác (như thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi) có thể giúp ngăn chặn cơn đau nửa đầu. Ngoài ra, thuốc điều trị co giật, hạ áp, chống trầm cảm đôi khi cũng được sử dụng để ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. 

Tốt nhất, bệnh nhân cần tham khảo và trao đổi kỹ với bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng bất kỳ loại thuốc điều trị đau đầu nào nhằm tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn cũng như biến chứng do lạm dụng thuốc giảm đau gây ra. 

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị 

Ngoài những biện pháp điều trị trên, người bệnh cũng có thể lựa chọn sử dụng sản phẩm giảm đau thảo dược giúp hỗ trợ điều trị và cải thiện đau đầu như Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bách Thống Vương. 

TPBVSK Bách Thống Vương được chứng nhận là “Top 100 - Sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình, trẻ em”. Trong mỗi viên uống có chứa 50mg chiết xuất vỏ cây liễu, cùng các thành phần nổi bật khác như oncolysin, cao bán biên liên, cao tô mộc, cao huyền hồ sách, cao tam lăng, magnesi, mangan và đồng, giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả cho các trường hợp đau đầu, đau xương khớp hoặc đau bụng kinh ở phụ nữ. 

ho-tro-dieu-tri-va-cai-thien-dau-dau-nho-tpbvsk-bach-thong-vuong.webp

Hỗ trợ điều trị và cải thiện đau đầu nhờ TPBVSK Bách Thống Vương 

nut-dat-mua.webp

Nhằm đạt được kết quả cao, người bệnh bị đau đầu nên uống TPBVSK Bách Thống Vương trước bữa ăn 30 phút hoặc 1 giờ sau khi ăn, và sử dụng liên tục một đợt từ 1 - 3 tháng. Liều lượng khuyến nghị khi sử dụng sản phẩm này thường là từ 4 - 6 viên/ngày và chia thành 2 lần. 

Mặt khác, TPBVSK Bách Thống Vương được bào chế từ các thành phần tự nhiên, an toàn và lành tính, do đó sản phẩm không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào cho người sử dụng. 

>>> XEM THÊM: Hướng dẫn bạn 10 liệu pháp tự nhiên giúp giảm đau đầu hiệu quả tại nhà

Phòng ngừa đau đầu bằng cách nào? 

Chìa khoá để ngăn ngừa đau đầu là tìm ra nguyên nhân. Các yếu tố gây đau đầu có thể khác nhau ở mỗi người. Chẳng hạn, một số người bị đau đầu do những mùi hương mạnh như nước hoa hay mùi thức ăn. Do đó, việc xác định được các yếu tố kích hoạt cơn đau đầu sẽ giúp bạn tránh hoặc giảm thiểu nguy cơ mắc phải tình trạng này. 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng những cách phòng ngừa đau đầu hiệu quả khác sau đây: 

  • Kiểm soát sự căng thẳng và học cách đối phó khi chúng xảy ra. 
  • Tuân theo một chế độ ăn uống đủ chất, lành mạnh. Để tránh bùng phát cơn đau đầu, bạn nên ăn uống điều độ và cố gắng tránh bỏ bữa. 
  • Kiểm soát mức đường huyết ổn định. 
  • Bổ sung đầy đủ các chất lỏng, nhất là trong ngày nắng nóng để tránh cơ thể bị mất nước, gây choáng váng và đau đầu. 
  • Ngủ đủ giấc mỗi đêm giúp nâng cao năng lượng, giảm mệt mỏi và đau đầu. 
  • Hạn chế sử dụng các chất gây kích thích não bộ. 
  • Nghỉ ngơi hợp lý. 

Những cơn đau đầu thường không quá nghiêm trọng và có thể tự kiểm soát bởi các phương pháp đơn giản ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị đau đầu dữ dội và cuộc sống thường ngày bị đảo lộn bởi điều này, bạn nên đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn đọc xin vui lòng để lại thông tin liên hệ tại đây để được hướng dẫn chi tiết.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Links: 

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9639-headaches

https://www.health.harvard.edu/pain/headache-when-to-worry-what-to-do 

https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000424.htm