Bệnh đau đầu ở phụ nữ thường liên quan đến thói quen sinh hoạt, sự thay đổi hormone, lạm dụng thuốc,... Điều trị bệnh sớm có thể giúp chị em nâng cao chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa các nguy cơ sức khoẻ khác. Cùng tìm hiểu ngay các biện pháp khắc phục chứng đau đầu ở nữ giới qua nội dung sau! 

Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ

Hiện nay, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh đau đầu có xu hướng gia tăng đáng kể. Theo nghiên cứu mới đây cho thấy, cứ 11 người bị đau nửa đầu thì có tới 9 trường hợp là nữ giới, điển hình là những phụ nữ ở độ tuổi từ 35 – 45. Thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng đau đầu ở phụ nữ, chẳng hạn như yếu tố di truyền, sự thay đổi nội tiết tố hoặc môi trường sống,… Cụ thể: 

Sự thay đổi nội tiết tố 

Bệnh đau đầu ở phụ nữ có liên quan mật thiết đến sự biến động của hormone trong cơ thể. Khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ hormone estrogen và progesterone thay đổi liên tục, gây ảnh hưởng lớn đến thể chất và tâm lý của chị em. Nhiều phụ nữ khi đến kỳ hành kinh thường cảm thấy đau đầu, đau vùng bụng dưới, buồn ngủ, thiếu sức sống và thậm chí hay cáu gắt. Đây cũng là nguyên nhân vì sao tần suất đau đầu ở nữ giới cao hơn gấp 3 lần so với nam giới. 

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh đau đầu tăng đột biến ở những phụ nữ trẻ tuổi đang trong chu kỳ kinh nguyệt. Trong đó, nữ giới từ 29 – 39 tuổi chiếm tỷ lệ trên 40% số trường hợp bị đau đầu. 

Mặt khác, tình trạng mất cân bằng nội tiết tố gây ra bệnh đau đầu ở phụ nữ cũng có thể xảy ra do chị em lạm dụng thuốc tránh thai, mang bầu hoặc sinh con. Đối với phụ nữ bước sang giai đoạn tiền mãn kinh (khoảng 40 tuổi trở lên) cũng thường xuyên đau đầu do lượng hormone dao động làm co giãn các mạch máu và gây thay đổi áp suất lòng mạch. 

thay-doi-noi-tiet-to-la-nguyen-nhan-pho-bien-gay-ra-benh-dau-dau-o-phu-nu.webp

Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh đau đầu ở phụ nữ

Yếu tố di truyền 

Một nguyên nhân khác gây ra bệnh đau đầu ở phụ nữ là sự di truyền trong gia đình. Theo chuyên gia, đau đầu là một căn bệnh có tính di truyền qua các thế hệ trong một gia đình. Chẳng hạn, những phụ nữ có cha mẹ hoặc anh chị em đã từng mắc chứng đau đầu thường có nguy cơ gặp phải tình trạng này cao hơn nhiều so với những người khác. 

Mạch máu co giãn bất thường

Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, bệnh đau đầu ở phụ nữ cũng có thể bắt nguồn từ tình trạng co giãn mạch máu bất thường. Khi lớp nội mạc mạch máu não bị tổn thương do sự tấn công của các gốc tự do, điều này sẽ dẫn đến sự hình thành của các mảng xơ vữa gây tắc nghẽn và làm cản trở dòng máu lưu thông lên não. Khi lượng máu cung cấp cho não bộ giảm xuống dưới mức 40ml/100g, não sẽ làm kích hoạt các yếu tố gây đau đầu. 

Bên cạnh đó, các mạch máu não cũng có thể bị co giãn hoặc viêm trong quá trình sinh hoá. Tình trạng này là nguyên nhân dẫn đến sự rối loạn vận mạch, từ đó thúc đẩy cơn đau đầu hoặc đau nửa đầu xuất hiện. 

Thay đổi môi trường khiến chị em thường xuyên đau đầu

Phụ nữ bị đau đầu thường xuyên có thể liên quan đến sự thay đổi đột ngột của môi trường sống xung quanh. Khi thời tiết giao mùa, mưa nắng thất thường hoặc khi chị em tiếp xúc với ánh sáng hay âm thanh quá lớn có thể làm kích hoạt cơn đau đầu. Bên cạnh đó, những yếu tố khác như căng thẳng, lo âu, uống nhiều bia rượu hoặc mất ngủ cũng có thể thúc đẩy và làm bùng phát cơn đau đầu ở phụ nữ. 

thoi-tiet-thay-doi-that-thuong-co-the-dan-den-benh-dau-dau-o-phu-nu.webp

Thời tiết thay đổi thất thường có thể dẫn đến bệnh đau đầu ở phụ nữ

Khi bị đau đầu, chị em cần làm gì để khắc phục bệnh?

Sau khi đã xác định được nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnh đau đầu ở phụ nữ, chị em có thể lựa chọn các hướng điều trị bệnh khác nhau sao cho phù hợp nhất với tình trạng sức khoẻ của bản thân. Một số biện pháp giúp khắc phục cơn đau đầu ở nữ giới thường bao gồm: Xây dựng lối sống lành mạnh, sử dụng thuốc, thảo dược hoặc sản phẩm hỗ trợ. 

Xây dựng lối sống lành mạnh giúp đẩy lùi bệnh đau đầu ở phụ nữ

Bước quan trọng đầu tiên để khắc phục bệnh đau đầu ở phụ nữ là điều chỉnh và xây dựng một lối sống lành mạnh. Đôi khi, cơn đau nhức đầu có thể xuất phát từ tâm lý căng thẳng hoặc chế độ ăn uống, sinh hoạt bất hợp lý. Do đó, chị em cần thực hiện ngay một số chiến lược dưới đây để nhanh chóng đẩy lùi cơn đau đầu khó chịu, bao gồm: 

  • Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể, nhất là trong những dịp có thời tiết oi nóng dễ gây mất nước. Bạn cần đảm bảo uống đủ từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể luôn tràn đầy năng lượng, giúp máu lưu thông lên não dễ dàng hơn, từ đó làm giảm cơn đau nhức đầu nhanh chóng. 
  • Hạn chế tối đa các yếu tố kích hoạt sự căng thẳng và lo lắng. Bạn có thể tìm cách đối phó với stress bằng cách tập thiền định, yoga, nghe nhạc hoặc đọc sách. 
  • Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, chị em cần tránh bỏ bữa và theo dõi chặt chẽ lượng đường huyết vì điều này sẽ giúp làm giảm tần suất các cơn đau.
  • Chú trọng hơn đến chất lượng giấc ngủ, bởi tình trạng thiếu ngủ hoặc mất ngủ là một trong những “thủ phạm” khiến cơn đau đầu trở nên trầm trọng hơn. Phụ nữ nên ngủ từ 7 – 8 tiếng mỗi đêm để giúp giảm stress, kiểm soát và tăng cường được lượng máu lên não. 
  • Tăng cường hoạt động thể chất ít nhất 30 phút/ngày và 3 lần/tuần. Một số bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp bạn giảm cơn đau đầu hiệu quả, bao gồm: Đi bộ, tập yoga, bơi lội, thể dục nhịp điệu,… 
  • Hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích có chứa caffeine, bia rượu. 
  • Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi nhằm giúp thư giãn tâm trí, giảm đau đầu và chống mỏi mắt. 

can-bang-giua-thoi-gian-nghi-ngoi-va-lam-viec-giup-chi-em-day-lui-con-dau-dau.webp

Cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và làm việc giúp chị em đẩy lùi cơn đau đầu 

Khắc phục bệnh đau đầu ở phụ nữ bằng thuốc giảm đau

Bên cạnh việc điều chỉnh lối sống, phụ nữ mắc chứng đau đầu cũng có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau để điều trị bệnh. Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như: Aspirin, ibuprofen (Advil) hoặc acetaminophen (Tylenol) thường đáp ứng tốt với chứng đau đầu. 

Đối với những trường hợp bị đau đầu thường xuyên hoặc nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc Sumatriptan để khắc phục nhanh chóng cơn đau. Ngoài ra, một số loại thuốc theo toa khác cũng thường được sử dụng để đối phó với bệnh đau đầu ở phụ nữ, bao gồm: 

  • Thuốc chẹn beta (Atenolol hoặc Propranolol). 
  • Thuốc chống trầm cảm (Amitriptyline). 
  • Thuốc chống động kinh (Axit valproic). 
  • Thuốc chẹn kênh canxi (Verapamil). 
  • Thuốc giảm co thắt mạch máu (Methysergide maleate). 

Tuy nhiên, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, chị em cũng cần hết sức thận trọng và tuân thủ nghiêm các hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh lạm dụng thuốc giảm đau vì chúng có thể dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc và kèm theo nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, viêm loét dạ dày, tổn thương thận/gan, thậm chí khiến chứng đau đầu trở nên nặng thêm. 

than-trong-khi-su-dung-thuoc-giam-dau-tri-dau-dau-vi-chung-tiem-an-nhieu-tac-dung-phu.webp

Thận trọng khi sử dụng thuốc giảm đau trị đau đầu vì chúng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ 

Áp dụng các bài thuốc dân gian

Từ lâu, việc sử dụng các mẹo dân gian để điều trị bệnh đau đầu ở phụ nữ đã được nhiều người tin tưởng và áp dụng thành công. Trong Đông y có nhiều vị thuốc nổi tiếng với khả năng đẩy lùi cơn đau đầu nhanh chóng, chẳng hạn như gừng, ngải cứu, hoa cúc,… Dưới đây là một số bài thuốc dân gian từ các thảo dược trên được áp dụng phổ biến để điều trị chứng đau đầu ở nữ giới: 

Bài thuốc chữa bệnh đau đầu ở phụ nữ bằng gừng  

Gừng được biết đến là một loại gia vị, đồng thời là dược liệu quý có tác dụng chống viêm và giảm đau nhức đầu hiệu quả. Trong gừng có chứa nhiều hoạt chất, tiêu biểu như hydrocarbon sesquiterpenic,  b-curcumenen (17%), alcol monoterpenic và gingerol. Những hợp chất này có tác dụng giảm viêm nhiễm, thúc đẩy lưu thông mạch máu và ức chế các thụ thể gây đau. 

Vì vậy, uống trà gừng thường xuyên có thể giúp thư giãn các mạch máu, giảm tình trạng co thắt mạch máu bất thường dẫn đến cơn đau đầu. Chị em có thể pha một tách trà gừng để thưởng thức và nhanh chóng xoa dịu triệu chứng đau đầu khó chịu. 

Cách pha trà gừng chữa đau đầu cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần thái một vài lát gừng mỏng, sau đó đun cùng một lượng nước vừa đủ và cho khoảng 2 thìa cà phê đường nâu. Sau khi đun sôi, bạn lọc lấy phần nước cốt trà và dùng ngay khi còn nóng để đạt được hiệu quả cao nhất. 

uong-tra-gung-thuong-xuyen-giup-cai-thien-hieu-qua-benh-dau-dau-o-phu-nu.webp

Uống trà gừng thường xuyên giúp cải thiện hiệu quả bệnh đau đầu ở phụ nữ

Bài thuốc chữa bệnh đau đầu ở phụ nữ bằng ngải cứu 

Theo Y học cổ truyền, ngải cứu là một dược liệu có chứa nhiều tinh dầu và chất kháng khuẩn giúp thư giãn cũng như giảm đau đau đầu hữu hiệu. Lá ngải cứu có chứa một số hoạt chất như dehydro matricaria este, cineol, tetradecatrilin,… Người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa đau đầu từ ngải cứu đơn giản ngay tại nhà dưới đây: 

  • Cách 1: Giã nát ngải cứu và lọc lấy nước cốt. Trộn nước ngải cứu cùng với một cốc nước và cho thêm một chút mật ong khi uống. 
  • Cách 2: Nấu nước từ ngải cứu kết hợp với lá bưởi, lá khuynh diệp và lá sả để xông hơi khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày. 
  • Cách 3: Ăn ngải cứu nấu với trứng khoảng 2 – 3 lần/tuần để giảm cơn đau đầu. 

Bài thuốc chữa bệnh đau đầu ở phụ nữ bằng hoa cúc

Hoa cúc không chỉ được dùng để trang trí, làm đẹp mà nó còn là một vị thuốc trị bệnh đau đầu ở nữ giới rất hiệu quả. Trong hoa cúc có chứa chất chống viêm chamazulene, giúp hạ sốt, sát trùng và giảm đau nhanh chóng. Vì vậy, bạn có thể uống trà hoa cúc mỗi ngày để đẩy lùi cơn đau đầu và mệt mỏi của mình. 

Bạn chỉ cần dùng khoảng một thìa hoa cúc tươi hoặc 2 muỗng cà phê hoa cúc khô để pha cùng nước sôi. Sau 10 – 15 phút, các hợp chất trong hoa cúc sẽ được hòa cùng với nước, lúc này bạn có thể thưởng thức và cảm nhận sự dễ chịu mà loại trà này mang lại. Bạn nên uống trà hoa cúc khoảng 3 – 4 lần/ngày để đạt được công dụng tối đa. 

tra-hoa-cuc-lua-chon-giam-dau-dau-an-toan-va-hieu-qua-cho-phu-nu.webp

Trà hoa cúc - Lựa chọn giảm đau đầu an toàn và hiệu quả cho phụ nữ 

>>> XEM THÊM: Bật mí cách chữa đau đầu bằng lá cây - Ngại gì không thử!

Lựa chọn sản phẩm giảm đau thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh đau đầu ở phụ nữ

Ngày nay, để cải thiện chứng đau đầu nói chung cũng như đau đầu ở phụ nữ nói riêng, nhiều người có xu hướng lựa chọn các sản phẩm thảo dược bởi sự lành tính và tác dụng lâu dài mà nó đem lại. Một trong những sản phẩm có tác dụng giảm đau đầu hiệu quả và an toàn đã được nhiều chuyên gia đầu ngành khuyến nghị sử dụng là Bách Thống Vương. 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bách Thống Vương được bào chế chủ yếu từ chiết xuất vỏ cây liễu, có chứa hoạt chất salicin, được chuyển hoá thành dạng acid salicylic khi đi vào cơ thể, giúp ức chế cyclo-oxyase 1 và cyclo-oxyase 2. Hợp chất này có tác dụng tương tự như aspirin, giúp giảm viêm và giảm đau hiệu quả. Một số nghiên cứu đã cho thấy, chiết xuất vỏ cây liễu mang lại công dụng hỗ trợ điều trị an toàn cho các rối loạn đau, trong đó bao gồm cả bệnh đau đầu ở phụ nữ. 

Không những thế, Bách Thống Vương còn có sự góp mặt của nhiều dược liệu quý khác trong Đông y như: Cao bán biên liên, cao tam lăng, cao tô mộc, cao huyền hồ sách và cao sơn đậu căn có tác dụng chống oxy hoá, kháng viêm, tăng cường lưu thông máu từ đó giúp cải thiện và phòng ngừa các cơn đau đầu hiệu quả. Sản phẩm cũng được các chuyên gia đánh giá cao về những công dụng tiêu biểu sau: 

  • Hỗ trợ điều trị bệnh đau đầu ở phụ nữ do nhiều nguyên nhân khác nhau. 
  • Tăng cường sự đàn hồi của hàng rào bảo vệ sợi thần kinh, đồng thời hỗ trợ lưu thông mạch máu, từ đó giúp giảm đáng kể tình trạng đau đầu, mệt mỏi cũng như nguy cơ tái phát bệnh. 
  • Sự kết hợp của các thảo dược giúp đả thông kinh lạc, tán ứ, hoạt huyết và giảm cơn đau nhức đầu theo nguyên lý “Thông bất thống, thống bất thông” trong Đông y. 

bach-thong-vuong-giup-ho-tro-dieu-tri-nhanh-chong-benh-dau-dau-o-phu-nu.webp

Bách Thống Vương giúp hỗ trợ điều trị nhanh chóng bệnh đau đầu ở phụ nữ

nut-dat-mua.webp

Ngoài ra, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Bách Thống Vương cũng cung cấp cho cơ thể người bệnh nhiều vi chất quan trọng khác như magnesi, mangan và đồng. Những vi chất này giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ giảm cơn đau đầu nhanh chóng.

Như vậy, bài viết này đã cung cấp cho bạn thông tin và các biện pháp khắc phục chứng đau đầu ở phụ nữ. Nếu còn thắc mắc gì về căn bệnh này cũng như thông tin về sản phẩm giảm đau thảo dược Bách Thống Vương, bạn vui lòng điền thông tin liên hệ để được giải đáp. 

Links:

https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/headaches-and-women-what-do-hormones-have-to-do-with-it 

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15172516/ 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-daily-headaches/in-depth/headaches/art-20046729