Nguyên nhân gây đau đỉnh đầu bên phải
Những cơn đau đỉnh đầu bên phải dai dẳng thường ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Theo các chuyên gia, đau đỉnh đầu phải có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như thay đổi thời tiết, viêm xoang mũi, căng thẳng,… Cụ thể:
Chứng đau nửa đầu Migraine (đau đầu vận mạch)
Một trong những nguyên nhân gây đau đỉnh đầu bên phải phổ biến nhất là chứng đau đầu vận mạch. Đặc trưng điển hình của tình trạng này là những cơn đau đầu xuất hiện đột ngột theo từng cơn và theo nhịp mạch. Cơn đau đầu có mức độ từ nhẹ, trung bình cho đến dữ dội, thường xảy ra do mạch máu ở vùng sọ não và vùng đầu bị co thắt lại.
Người bệnh thường có cảm giác đau nhói đỉnh đầu bên phải trong vòng vài giờ, hoặc thậm chí kéo dài từ 2 – 3 ngày. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp phải một số triệu chứng đáng chú ý khác như hoa mắt, buồn nôn, nôn mửa, đau ngang thái dương, mất ngủ, tim đập nhanh hoặc tay lạnh.
Đau nửa đầu Migraine là nguyên nhân gây đau đỉnh đầu bên phải phổ biến nhất
Thiếu máu lên não
Khi bị thiếu máu lên não, người bệnh có thể xuất hiện những cơn đau đỉnh đầu bên phải âm ỉ và nặng nề, cảm giác như đầu đang bị chèn ép bởi một vật nào đó. Cơn thiếu máu não gây đau đỉnh đầu phải có thể xảy ra do các tình trạng như chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, làm việc quá sức, mất ngủ, suy nhược thần kinh, cúm, thoái hoá đốt sống cổ hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Ngoài ra, cơn đau đỉnh đầu bên phải do thiếu máu lên não có thể khiến bệnh nhân cảm thấy chóng mặt, hoa mắt hoặc mất thăng bằng khi đổi tư thế. Để đẩy lùi cơn đau đỉnh đầu phải, bệnh nhân cần đến khám bác sĩ nhằm xác định được chính xác nguyên nhân gốc rễ và có biện pháp điều trị hiệu quả, tránh tái phát cơn đau.
Do thay đổi thời tiết
Thời tiết giao mùa, nắng mưa hoặc nóng lạnh thất thường có thể dẫn đến những cơn đau đỉnh đầu bên phải đột ngột và dữ dội. Đặc biệt, cơn đau có xu hướng lan ra vùng trán, hai hốc mắt và cung lông mày.
Cơn đau nhói ở đỉnh đầu phải do thay đổi thời tiết thường diễn ra khoảng 10 – 20 phút, hoặc đôi khi kéo dài lên đến nhiều giờ đồng hồ. Điều này có thể làm cho bệnh nhân cảm thấy rất mệt mỏi, thậm chí phát sốt và kèm theo triệu chứng buồn nôn hoặc nôn mửa. Ngoài ra, cơn đau cũng có thể tái phát thành nhiều đợt trong năm và tăng mạnh mỗi khi chuyển mùa.
Cơn đau đỉnh đầu bên phải có thể bùng phát mỗi khi thời tiết thay đổi
Căng thẳng hoặc mất ngủ
Căng thẳng quá mức cũng được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng đau đỉnh đầu bên phải. Khi người bệnh liên tục ở trạng thái stress có thể kích hoạt cơn đau nhức ở vùng đỉnh đầu phải, lan xuống thái dương, vùng cổ và khởi phát chậm trong vòng vài ngày đến vài tuần.
Cơn đau đỉnh đầu phải do căng thẳng có xu hướng ảnh hưởng chủ yếu tới những người ở độ tuổi trung niên, nhất là người mắc các bệnh về tâm lý như lo âu, trầm cảm hoặc lạm dụng thuốc giảm đau. Những cơn đau có thể khiến bệnh nhân cảm thấy vô cùng khó chịu, làm đảo lộn cuộc sống và công việc thường ngày.
Ngoài nguyên nhân căng thẳng, đau đỉnh đầu phải cũng có thể xảy ra do tình trạng mất ngủ liên tục. Khi cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, hoặc chất lượng giấc ngủ ban đêm bị gián đoạn có thể thúc đẩy cơn đau đỉnh đầu âm ỉ, khiến bệnh nhân càng khó ngủ hơn.
Cao huyết áp
Khi mức huyết áp tăng cao, áp lực trong thành mạch máu cũng tăng lên nhanh chóng, khiến cho nguy cơ giãn mạch máu hoặc xơ vữa động mạch có thể xảy ra. Lúc này, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng đau đỉnh đầu phải dữ dội và đột ngột.
Cao huyết áp là một tình trạng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời. Bởi vậy, khi có dấu hiệu đau đỉnh đầu bên phải, kèm theo các triệu chứng khác như nhìn mờ, khó thở, buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, chảy máu cam hoặc buồn ngủ,… bạn nên đến khám bác sĩ ngay lập tức để được điều trị sớm.
Cao huyết áp là một tác nhân làm kích hoạt cơn đau đỉnh đầu bên phải
Rối loạn tiền đình
Một nguyên nhân phổ biến khác gây đau đỉnh đầu bên phải là tình trạng rối loạn tiền đình. Căn bệnh này thường xảy ra do các bệnh như viêm tai giữa cấp tính, u dây thần kinh số 8, lạm dụng chất kích thích, say tàu xe hoặc chấn thương vùng tai trong.
Cơn đau đỉnh đầu phải do rối loạn tiền đình thường kéo dài vài giây đến vài phút, đôi khi lên đến nhiều giờ đồng hồ. Ngoài triệu chứng đau đỉnh đầu phải, bệnh nhân cũng có thể gặp phải các dấu hiệu khác như chóng mặt, đầu óc quay cuồng, hoa mắt, mất thăng bằng, dễ bị té ngã. Tình trạng này thường xuất hiện chủ yếu ở những người trên 40 tuổi.
Viêm xoang mũi
Viêm xoang mũi thường xảy ra do các xoang bị tắc nghẽn bởi dịch mủ và chất nhầy. Cơn đau đỉnh đầu bên phải do viêm xoang mũi thường xuất hiện chủ yếu theo mùa hoặc do người bệnh tiếp xúc với các tác nhân dị ứng làm kích hoạt các xoang, chẳng hạn như phấn hoa, lông động vật hoặc khói bụi.
Tình trạng viêm xoang mũi thường gây ra cơn đau nhói ở đỉnh đầu phải, kèm theo hiện tượng đau nhức răng trên, đau và nặng nề ở quanh má, mắt và trán. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp thêm một số triệu chứng khác như sốt, nghẹt mũi hoặc thay đổi chức năng của khứu giác.
Đau đỉnh đầu bên phải có thể xảy ra khi bệnh nhân bị viêm xoang mũi
Các yếu tố nguy cơ gây đau đỉnh đầu bên phải
Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến được đề cập ở trên, cơn đau đỉnh đầu bên phải cũng có thể được kích hoạt bởi một số yếu tố nguy cơ khác. Việc phát hiện sớm và phòng ngừa những tác nhân sau đây có thể giúp ngăn ngừa cơn đau đỉnh đầu phải bùng phát, bao gồm:
- Lạm dụng chất kích thích, chẳng hạn như rượu bia hoặc ma tuý.
- Ăn thực phẩm kém lành mạnh hoặc thường xuyên bỏ bữa.
- Mắc chứng ngưng thở khi ngủ.
- Lo lắng hoặc trầm cảm.
- Thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn.
Dấu hiệu của đau đỉnh đầu bên phải
Trong hầu hết các trường hợp, người bị đau đỉnh đầu bên phải thường có các triệu chứng đau âm ỉ, dữ dội, nhói buốt, phụ thuộc vào nguyên nhân làm kích hoạt cơn đau. Ngoài ra, các cơn đau đỉnh đầu phải cũng có xu hướng kèm theo các dấu hiệu khác như:
- Sốt cao
- Buồn nôn hoặc nôn dai dẳng
- Co giật
- Ngất xỉu
- Cứng cổ
Khi xuất hiện những triệu chứng trên, có lẽ cơn đau đỉnh đầu phải của bạn đang diễn tiến nặng hơn. Lúc này, bạn cần chủ động đến khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân cụ thể cũng như có biện pháp điều trị kịp thời.
Nếu đau đỉnh đầu bên phải kèm sốt cao, bệnh nhân cần đến khám bác sĩ sớm
Cách khắc phục tình trạng đau đỉnh đầu bên phải
Đau đỉnh đầu phải hoặc bất kỳ triệu chứng cảnh báo đau đầu nào cũng có thể liên quan đến một tình trạng không tốt cho sức khỏe, do đó người bệnh nhất định cần lưu ý và không được chủ quan. Nếu cơn đau nhói đỉnh đầu bên phải xảy ra, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục sau đây:
Thay đổi lối sống
Những thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng có thể làm phát triển các tác nhân gây đau đỉnh đầu bên phải, chẳng hạn như mất ngủ, ăn uống kém hoặc suy nhược cơ thể. Để ngăn ngừa những nguy cơ gây đau đỉnh đầu phải và khắc phục hiệu quả cơn đau, bạn nên thực hiện một số thay đổi nhỏ trong lối sống sau đây:
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là vitamin nhóm B, magie và Coenzyme Q10.
- Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước – tác nhân khiến cơn đau đỉnh đầu phải trở nên nghiêm trọng hơn.
- Ngủ đủ giấc, thời gian ngủ tốt nhất nên kéo dài từ 7 – 8 tiếng mỗi đêm.
- Tránh các tác nhân làm kích ứng viêm xoang mũi, chẳng hạn như lông thú cưng, bụi bẩn hoặc phấn hoa.
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, ít nhất là 30 phút nhằm nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch, chống lại các nguy cơ gây đau đỉnh đầu phải.
Tập thể dục mỗi ngày là biện pháp khắc phục cơn đau đỉnh đầu phải hiệu quả
Sử dụng thuốc giảm đau
Một trong những cách giảm cơn đau đỉnh đầu phải nhanh chóng là sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn hoặc thuốc chống viêm không steroid. Một số loại thuốc giảm đau phổ biến mà bạn có thể lựa chọn như ibuprofen, paracetamol, aspirin, codein hoặc naproxen.
Tuy nhiên, những loại thuốc này chỉ có tác dụng giảm đau nhất thời, do đó cơn đau đỉnh đầu phải có thể bùng phát trở lại vào bất cứ thời điểm nào. Ngoài ra, việc sử dụng lâu dài các loại thuốc giảm đau không kê đơn cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh, chẳng hạn như rối loạn tiêu hoá, viêm loét dạ dày hoặc tăng huyết áp,…
Sử dụng sản phẩm giảm đau thảo dược
Hiện nay, việc sử dụng các sản phẩm được bào chế từ thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị các bệnh lý đang ngày càng được ưa chuộng nhờ vào sự an toàn, lành tính mà vẫn đạt hiệu quả cao. Vì vậy, những người đang phải đối phó với chứng đau đỉnh đầu bên phải có thể tham khảo sử dụng sản phẩm giảm đau thảo dược, tiêu biểu như Bách Thống Vương.
Trong mỗi viên uống Bách Thống Vương có chứa tới 50mg chiết xuất vỏ cây liễu (thành phần chính), được biết đến với tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm rất tốt do có chứa hoạt chất salicin, được chuyển hoá thành axit salicylic khi vào cơ thể. Ngoài ra, Bách Thống Vương cũng bao gồm một số dược liệu khác như cao huyền hồ sách, cao tô mộc, cao bán biên liên, cao sơn đậu căn và cao tam lăng, giúp đem lại các tác dụng sau:
- Chống oxy hoá, giảm viêm và hỗ trợ giảm đau nhanh chóng cho các trường hợp đau đỉnh đầu bên phải.
- Kháng khuẩn, kháng virus, giúp bảo vệ các sợi dây thần kinh ở não bộ và hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ tái phát cơn đau.
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, từ đó hỗ trợ phòng ngừa các tác nhân gây đau đỉnh đầu phải.
Bách Thống Vương - Giải pháp toàn diện cho người bị đau đỉnh đầu bên phải
Để đạt được hiệu quả hỗ trợ giảm đau đỉnh đầu phải nhanh chóng, người bệnh nên sử dụng Bách Thống Vương liên tục một đợt từ 1 – 3 tháng. Ngoài ra, người bệnh cũng nên sử dụng sản phẩm này kết hợp với việc xây dựng lối sống lành mạnh để đẩy lùi cơn đau tốt hơn.
>>> XEM THÊM: Mách bạn cách chữa đau đầu cấp tốc và giải pháp giảm đau thảo dược hiệu quả, bền vững. ĐỌC NGAY!
Nhìn chung, đau đỉnh đầu bên phải có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là bệnh lý hoặc do thói quen sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa, bạn cũng cần sớm đi khám bác sĩ để có biện pháp khắc phục cơn đau kịp thời trước khi bệnh tiến triển nặng. Nếu bạn còn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến đau đỉnh đầu bên phải, hãy để lại bình luận, chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết sớm nhất.
Links:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/321513