Đau thắt lưng có thể là triệu chứng của đau cơ xơ hoá, hẹp ống sống, đau dây thần kinh tọa,... Điều trị bệnh sớm sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như yếu cơ, teo chi hoặc tàn phế. Để hiểu rõ hơn về chứng đau thắt lưng, chúng ta hãy cùng xem ngay nội dung sau đây. 

Đau thắt lưng là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Đau thắt lưng là một chứng bệnh khá phổ biến hiện nay, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả người trẻ tuổi. Dưới đây là thông tin cụ thể về những bệnh lý có liên quan mật thiết đến chứng đau thắt lưng:

Đau dây thần kinh tọa 

Đau dây thần kinh tọa là cơn đau chạy dọc từ lưng dưới xuống hông, mông và chân, thường ảnh hưởng một bên cơ thể. Nhìn chung, cơn đau thắt lưng do đau dây thần kinh toạ có thể diễn biến từ nhẹ cho đến dữ dội. Đôi khi, người bệnh có cảm giác đau như điện giật và trở nặng mỗi khi hắt hơi hoặc ngồi lâu. Một số triệu chứng khác là tê bì, ngứa ran hoặc yếu cơ ở chân và bàn chân. 

dau-that-lung-la-trieu-chung-pho-bien-cua-dau-day-than-kinh-toa.webp

Đau thắt lưng là triệu chứng phổ biến của đau dây thần kinh tọa 

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng 

Đau thắt lưng cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Khi lớp vòng sợi bên ngoài đĩa đệm bị rạn, rách hoặc mất khả năng co giãn, nhân nhầy bên trong sẽ thoát ra và tạo áp lực lên các rễ thần kinh xung quanh. Đĩa đệm nằm ở giữa đốt sống L4-L5, L5-S1 là 2 vị trí dễ bị thoát vị nhất do chúng đảm nhận vai trò chống đỡ trọng lượng của nửa trên cơ thể và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các hoạt động bê vác vật nặng. 

Cơn đau buốt có thể âm ỉ, dữ dội hoặc tái phát thành từng đợt, nhất là khi người bệnh làm việc nặng nhọc. Khi khối nhân nhầy do thoát vị đĩa đệm chèn vào rễ dây thần kinh tọa sẽ có cảm giác tê ngứa như kiến bò ở mông cũng xuất hiện và lan dần ra một bên chân. Cơn đau ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và công việc của người bệnh. 

Thoái hoá cột sống thắt lưng

Thoái hoá cột sống thắt lưng thường xảy ra khi đĩa đệm và sụn khớp bị tổn thương do phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài. Đa số những người mắc phải bệnh lý thoái hoá này đều có triệu chứng phổ biến như đau thắt lưng kèm cứng khớp. Cơn đau có xu hướng trở nặng khi người bệnh hạn chế vận động hoặc ngồi nhiều. Ngoài triệu chứng bị đau thắt lưng, bệnh cũng gây ra các vấn đề khác như: 

  • Đau và co thắt cơ bắp, yếu cơ. 
  • Mất kiểm soát ruột và bàng quang. 

nguoi-bi-thoai-hoa-cot-song-that-lung-thuong-co-trieu-chung-dau-lung-duoi-du-doi-va-keo-dai.webp

Người bị thoái hoá cột sống thắt lưng thường có triệu chứng đau lưng dưới dữ dội và kéo dài

Viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp là tình trạng viêm mạn tính, xảy ra do cột sống bị vôi hoá và bị dính khớp theo thời gian. Điều này không những gây ra cơn đau thắt lưng mà còn khiến người bệnh mất khả năng vận động. 

Triệu chứng phổ biến nhất của viêm cột sống dính khớp là cơn đau cứng ở vùng lưng dưới hoặc hông. Người bệnh có cảm giác đau nặng hơn khi không vận động hoặc mới thức dậy vào buổi sáng. Một số triệu chứng khác như đau mỏi cổ, đỏ mắt, nhạy cảm với ánh sáng hoặc nhìn mờ. 

Vẹo cột sống gây đau thắt lưng

Vẹo cột sống là một dạng dị tật ở cột sống nguy hiểm. Đặc trưng bởi tình trạng cong cột sống bất thường sang một bên. Ngoài đau thắt lưng, triệu chứng lâm sàng khác của vẹo cột sống thường bao gồm: 

  • Hai bả vai và cổ có dấu hiệu lệch rõ rệt. 
  • Các đốt sống cong bất thường. 
  • Đau thắt lưng nghiêm trọng và khó đứng thẳng. 
  • Đau, tê yếu chân. 
  • Rối loạn chức năng bàng quang và ruột. 

Hẹp ống sống 

Khi ống sống thắt lưng bị thu hẹp có thể khiến tuỷ sống và các rễ thần kinh xung quanh bị chèn ép. Người bệnh thường có các biểu hiện như đau thắt lưng, đau dây thần kinh hông lan dần xuống chân. Thậm chí, nhiều trường hợp còn mắc chứng dị cảm (run hoặc tê chân), liệt tứ chi, bí tiểu,… gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. 

Triệu chứng và mức độ đau thắt lưng sẽ phụ thuộc vào tình trạng hẹp ống sống của người bệnh. Những yếu tố này có thể bao gồm: Ống sống hẹp ít hay nhiều, khả năng chịu đau của cơ thể, sự nhạy cảm của các dây thần kinh liên quan,…

trieu-chung-dau-that-lung-co-the-xay-ra-do-tinh-trang-hep-ong-song.webp

Triệu chứng đau thắt lưng có thể xảy ra do tình trạng hẹp ống sống

Đau cơ xơ hoá 

Dấu hiệu nhận biết của cơn đau thắt lưng do đau cơ xơ hoá là các điểm kích hoạt đau. Có 18 điểm kích hoạt đau bao gồm ở sau thắt lưng, ấn vào sẽ thấy đau nhức. Cơn đau xuất hiện ở các cơ, sau đó lan ra, như có kiến bò ở chân vào ban đêm, đau nhức toàn thân gây khó ngủ hoặc mất ngủ.

Các yếu tố nguy cơ gây đau thắt lưng

Đau thắt lưng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Tuy nhiên nguy cơ mắc phải tình trạng này sẽ cao hơn nếu bạn có các yếu tố sau đây: 

  • Phụ nữ cuối thai kỳ, mãn kinh.
  • Thường xuyên ngồi lâu hoặc bê vác vật nặng.
  • Thể trạng yếu, tuổi tác cao, béo phì.
  •  Ít vận động thể chất hoặc tập thể dục không đúng cách .
  • Có tiền sử mắc bệnh viêm khớp hoặc ung thư .
  • Thường xuyên hút thuốc, lo lắng, căng thẳng hoặc bị rối loạn lo âu.

roi-loan-lo-au-la-yeu-to-lam-tang-nguy-co-dan-den-con-dau-that-lung.webp

Rối loạn lo âu là yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến cơn đau thắt lưng

Đau thắt lưng có nguy hiểm không?

Thực tế, có nhiều người mắc bệnh đau thắt lưng nhưng chủ quan cho rằng tình trạng này sẽ tự khỏi và không điều trị sớm. Do đó, những trường hợp bị đau thắt lưng dễ tiến triển thành dạng mạn tính

Đau thắt lưng ở thể nhẹ chỉ khiến hoạt động sinh hoạt thường ngày của người bệnh như đứng, ngồi, di chuyển,… gặp khó khăn. Tuy nhiên, nếu đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa hay viêm cột sống dính khớp sẽ khiến người bệnh hạn chế/mất khả năng vận động. 

Ngoài ra một số biến chứng nguy hiểm của tình trạng đau thắt lưng không được điều trị sớm: Biến dạng cột sống, vẹo, gù, trượt đốt sống, teo cơ lưng/chân, rối loạn tiểu tiện, tàn phế… 

Các phương pháp chẩn đoán đau thắt lưng

Trước tiên, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh cung cấp một số thông tin về tiền sử bệnh tật, mức độ và tần suất cơn đau hoặc các triệu chứng hiện tại. Sau đó sẽ cân nhắc thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán sau: 

  • Chụp X-quang: Kết quả chụp cung cấp hình ảnh về xương để phát hiện những vấn đề bất thường gây đau thắt lưng, chẳng hạn như gãy xương, thoái hóa, viêm. 
  • Điện cơ: Đây là phương pháp giúp đo xung điện của các dây thần kinh, giúp phát hiện tình trạng đau thắt lưng do dây thần kinh bị chèn ép bởi hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm,… 
  • Chụp CT hoặc MRI: Thông qua hình ảnh chụp, bác sĩ có thể phát hiện được các vấn đề ở dây thần kinh, mô, cơ, mạch máu, xương và dây chằng, từ đó xác định được yếu tố gây đau thắt lưng. 

chup-mri-cot-song-that-lung-giup-chan-doan-chinh-xac-tinh-trang-dau-that-lung.webp

Chụp MRI cột sống thắt lưng giúp chẩn đoán chính xác tình trạng đau thắt lưng

Các cách điều trị bệnh đau thắt lưng hiệu quả

Với sự tân tiến của nền y học hiện đại ngày nay, bạn hoàn toàn có thể xử trí cơn đau thắt lưng bằng nhiều phương pháp khác nhau. Một số lựa chọn điều trị đau thắt lưng hiệu quả, bao gồm dùng thuốc, phẫu thuật, chăm sóc tại nhà hoặc sản phẩm hỗ trợ. Cụ thể: 

Điều trị nội khoa cho bệnh đau thắt lưng

Các loại thuốc giảm đau, chống viêm phi steroid (thường dùng Paracetamol) được dùng cho trường hợp đau thắt lưng cấp tính. Đối với cơn đau thắt lưng mạn tính kèm đau dây thần kinh tọa, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thuốc giảm đau thần kinh nhóm Pregabalin 75 – 600 mg/ngày hoặc Gabapentin 300 – 2700 mg/ngày. 

Ngoài ra, phương pháp tiêm ngoài màng cứng cũng giúp làm giảm tình trạng viêm, đau, sưng hiệu quả với thoát vị đĩa đệm gây đau thắt lưng.

Tuy nhiên, phương pháp điều trị nội khoa chỉ mang lại tác dụng giảm đau tạm thời và không thể ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh. Đặc biệt, nếu sử dụng thuốc giảm đau đường uống không đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng như đau đầu, buồn nôn, viêm loét dạ dày,… 

su-dung-thuoc-tay-y-dieu-tri-dau-that-lung-co-the-tiem-an-nhieu-tac-dung-phu.webp

Sử dụng thuốc tây điều trị đau thắt lưng có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ

Điều trị ngoại khoa cho bệnh đau thắt lưng

Trường hợp đau thắt lưng do chấn thương gãy xẹp đốt sống (từ L1 – L5) hoặc thoát vị đĩa đệm nặng không thể giải quyết bằng nội khoa. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật vùng thắt lưng. Tuy nhiên, hình thức phẫu thuật cột sống thường rất phức tạp, dễ gây nhiễm trùng, yếu cơ, xuất huyết trong, xơ hoá, bại liệt hoặc tử vong. Do đó, người bệnh cần trao đổi kỹ với bác sĩ về những lợi ích và rủi ro mà phương pháp điều trị ngoại khoa mang lại. 

Giảm đau thắt lưng bằng chăm sóc tại nhà

Chăm sóc tại nhà là một bước quan trọng trong quá trình điều trị chứng đau thắt lưng. Theo khuyến nghị của chuyên gia, người bị cơn đau thắt lưng nên thực hiện một số biện pháp đơn giản dưới đây: 

  • Tạm dừng các hoạt động thể chất trong vòng vài ngày đề nghỉ ngơi và thư giãn. 
  • Áp dụng phương pháp chườm lạnh trong vòng 48 – 72 giờ đầu tiên kể từ khi xuất hiện cơn đau thắt lưng, sau đó chuyển sang chườm nóng. 
  • Nằm nghiêng, đầu gối hơi co lên và kê một chiếc gối giữa 2 chân hoặc nằm ngửa, đặt một chiếc khăn cuộn/gối mỏng dưới đùi để giảm thiểu áp lực cho vùng lưng.
  • Tắm nước ấm hoặc thường xuyên mát xa giúp giảm hiện tượng căng cứng cơ gây đau thắt lưng. 

tam-nuoc-am-giup-giam-hien-tuong-cang-cung-co-gay-dau-that-lung.webp

Tắm nước ấm giúp giảm hiện tượng căng cứng cơ gây đau thắt lưng 

Hỗ trợ điều trị bằng sản phẩm giảm đau thảo dược

Đa số người bệnh hiện nay đều ưu tiên lựa chọn phương pháp điều trị đảm bảo 3 yếu tố: An toàn – Hiệu quả - Tiện lợi. Song hành cùng thuốc giảm đau tây y, người bị đau thắt lưng có thể sử dụng sản phẩm giảm đau thảo dược để đáp ứng toàn diện mục tiêu điều trị bệnh cũng như ngăn ngừa nguy cơ tái phát cơn đau. Tiêu biểu trong dòng sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Bách Thống Vương. 

Nhờ vào sự nỗ lực không ngừng trong nghiên cứu và sáng tạo, các chuyên gia đã bào chế thành công sản phẩm Bách Thống Vương, giúp đem lại “tin vui” cho những người thường xuyên đau thắt lưng cấp và mạn tính. Các thành phần dược liệu tự nhiên trong Bách Thống Vương có vai trò rất tốt đối với việc giảm cơn đau nhức vùng thắt lưng và tác động toàn diện lên các cơ chế gây đau của cơ thể. 

  • Chiết xuất vỏ cây liễu – chứa hàng ngàn hoạt chất sinh học, điển hình là salicin. Nghiên cứu chỉ ra, salicin sẽ biến đối thành acid salicylic khi uống, có tác dụng kìm hãm thụ thể gây đau và giảm đau đớn. Ngoài ra, polyphenol và flavonoid cũng góp phần giúp giảm đau hiệu quả. Đặc biệt, thảo dược này hạn chế được các dụng phụ so với thuốc giảm đau NSAIDs.
  • Sự góp mặt của nhiều thảo dược quý khác trong đông y như: Huyền hồ sách, cao sơn đậu căn, cao tam lăng và cao tô mộc giúp nâng cao hiệu quả giảm đau. Những dược liệu này có tác dụng chống oxy hóa cao, giúp bảo vệ lớp vỏ bọc bao myelin, từ đó giảm đau thắt lưng do nguyên nhân thần kinh.
  • Cung cấp một số nguyên tố vi lượng như muối đồng, mangan và magie. Những chất này giúp giảm đau theo cơ chế trung hòa dịch ngoại bào. 

bach-thong-vuong-giai-phap-giam-dau-toan-dien-dat-hieu-qua-cao.webp

Bách Thống Vương - Giải pháp giảm đau toàn diện, đạt hiệu quả cao

Có thể thấy, Bách Thống Vương là một công thức toàn diện, giúp tác động lên cả 3 cơ chế gây đau thắt lưng theo y học hiện đại. Ngoài ra, theo quan điểm y học cổ truyền: “Thông bất thống, thống bất thông”, hiểu là khí huyết ứ đọng, máu kém lưu thông sẽ gây đau; khi khí huyết thông thì sẽ hết đau. Các thảo dược trong Bách Thống Vương giúp hoạt huyết, khử ứ, tăng cường lưu thông máu, giãn cơ. Vì vậy, giải quyết cả nguyên nhân gây đau theo lý luận của đông y.

Kể từ khi ra đời vào năm 2019, sản phẩm Bách Thống Vương đã đánh dấu một hướng đi mới song hành cùng thuốc giảm đau tây y. Điều này giúp người bệnh có thêm lựa chọn hiệu quả và an toàn trong việc cải thiện tình trạng đau nhức.

>>> XEM THÊM: Đánh giá Bách Thống Vương có tốt không? Mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

dat-mua-ngay.webp

Biện pháp phòng ngừa bệnh đau thắt lưng

Cách ngăn ngừa bệnh đau thắt lưng hiệu quả nhất là điều chỉnh đúng tư thế khi nằm, ngồi hoặc bê vác vật nặng để giảm áp lực cho vùng cột sống thắt lưng. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện một số biện pháp sau để tăng cường sức mạnh cho lưng và giảm nguy cơ mắc cơn đau thắt lưng cấp hoặc mạn tính, bao gồm: 

  • Nghỉ ngơi hợp lý nếu có tiền sử gặp chấn thương do thể thao. 
  • Nằm nghỉ ngơi trên giường có đệm cứng và độ đàn hồi phù hợp. 
  • Bổ sung đủ nước, các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. 
  • Tránh nằm quá lâu trên giường, thay vào đó vận động thể chất nhẹ nhàng như đi bộ hoặc tập yoga. 

Như vậy, tình trạng đau thắt lưng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị sớm. Do đó, nếu nhận thấy sự bất thường ở vùng lưng kèm cơn đau nhức âm ỉ liên tục, bạn nên đến khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị. Mọi thắc mắc về chứng đau thắt lưng và sản phẩm giảm đau thảo dược, bạn vui lòng để lại địa chỉ liên hệ để được hỗ trợ. 

Links:

https://www.healthline.com/health/low-back-pain-acute 

https://www.webmd.com/back-pain/ss/slideshow-low-back-pain-overview 

https://www.spine-health.com/conditions/lower-back-pain/lower-back-pain-symptoms-diagnosis-and-treatment