Tiểu đường là một bệnh mạn tính và người bệnh phải sử dụng thuốc suốt đời. Nhiều người than phiền rằng, họ thường bị đau nhức, tê bì chân tay sau vài năm phát hiện bệnh. Vậy liệu rằng đây có phải là những biến chứng nguy hiểm của bệnh và làm sao để cải thiện những cơn đau nhức an toàn, hiệu quả. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tiểu đường là bệnh gì?

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là nhóm bệnh lý nội khoa, do rối loạn chuyển hóa insulin, cơ thể mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao.

Bệnh tiểu đường được phân làm 3 loại chính:

Tiểu đường tuýp I: Diễn ra khi tuyến tụy không thể sản xuất được insulin làm thiếu hụt lượng insulin. Do vậy, đường không được chuyển hóa dẫn đến bị ứ đọng trong máu.

Tiểu đường tuýp II: Xảy ra khi cơ thể bạn vẫn sản xuất được insulin, nhưng lại không chuyển hóa được đường trong máu, hay nói cách khác là các insulin không thực hiện được nhiệm vụ của mình.

Tiểu đường thai kỳ: Bệnh chỉ xảy ra ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai, mà trước khi mang thai người này chưa bao giờ bị đái tháo đường.

Thông thường khi đã phát hiện mắc bệnh gần như không còn cách nào khác là tìm cách “sống chung một cách hòa bình” với nó bằng các phương pháp kiểm soát đường huyết và tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Dự tính đến năm 2030, cả thế giới sẽ có khoảng hơn 500 triệu người mắc bệnh đái tháo đường và chiếm đến 80% gánh nặng y tế ở các nước thu nhập trung bình – thấp.

Tại sao mắc bệnh tiểu đường lâu năm lại gây tình trạng đau nhức?

Người ta thường ví bệnh tiểu đường là “kẻ giết người thầm lặng”. Với những biến chứng khó lường, có tỷ lệ tử vong cực kỳ cao, bệnh tiểu đường được coi là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây hậu quả khôn lường. Thông thường sau một khoảng thời gian khi mắc bệnh người bệnh thường có biểu hiện đau nhức, tê bì chân tay. Tình trạng này có xu hướng kéo dài dai dẳng và rất hay tái phát mặc dù việc kiểm soát đường huyết vẫn được người bệnh duy trì đều đặn. Các nhà khoa học giải thích rằng, những cơn đau này có liên quan đến các biến chứng cấp tính và mạn tính của bệnh. Cụ thể:

- Đau do nguyên nhân thần kinh (bệnh thần kinh tiểu đường): Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương cho các dây thần kinh trên toàn cơ thể khi đường huyết và huyết áp tăng quá cao. Quá trình phá hủy lớp bảo vệ bên ngoài sợi dây thần kinh diễn ra âm thầm, tạo cơ hội cho các xung điện phóng không kiểm soát, va chạm và nhau gây ra những cơn đau nhức, tê bì có khi cảm giác như điện giật.

Trong số các khu vực thường bị ảnh hưởng nhất là tứ chi, đặc biệt là bàn chân. Tổn thương thần kinh ở những khu vực này được gọi là bệnh thần kinh ngoại biên, và có thể dẫn đến đau, ngứa ran và mất cảm giác. Đặc biệt là tình trạng mất cảm giác vì nó có thể khiến người bệnh không chú ý đến những tổn thương tại khu vực này, dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng, một vài trường hợp nặng có thể phải cắt cụt chi.

- Đau do biến chứng nhiễm trùng

Lượng đường cao trong máu là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.

Nhiễm khuẩn có thể gặp ở các vị trí như răng miệng, vùng kín hoặc tiết niệu. Tình trạng nhiễm khuẩn kéo dài có thể làm acid hóa môi trường ngoại bào. Đây cũng là một trong những tác nhân sinh cơn đau nhức ở những cơ quan bị ảnh hưởng. Bởi vậy, nếu có một số những dấu hiệu của nhiễm trùng như sốt, tiểu buốt ra máu,... hãy tham khảo ngay ý kiến của chuyên gia.

- Tiểu đường gây đau xương khớp

Theo kết quả nghiên cứu, trên 50% người bệnh tiểu đường bị viêm khớp và tỉ lệ càng cao khi độ tuổi tăng lên. Bệnh tiểu đường là tác nhân thúc đẩy các bệnh về xương khớp xuất hiện và tiến triển nhanh chóng. Các triệu chứng ban đầu của biến chứng này thường bị bỏ qua dẫn đến khi phát hiện thì bệnh đã trở nặng nên càng khó điều trị.

Một số biến chứng tiểu đường đến xương khớp có thể kể đến như: Viêm, đau khớp, hạn chế vận động ở bàn tay; hội chứng ống cổ tay, cổ chân; loãng xương. Những tổn thương trên gây kích thích các thụ cảm thể tại vị trí da, xương, khớp làm nhiệm vụ truyền tín hiệu đau tới não bộ thông báo cho cơ thể biết cảm giác đau. Bên cạnh đó, quá trình viêm nhiễm như đã nói ở trên là một trong những nguyên nhân gây đau do làm thay đổi môi trường acid ngoại bào. Đây cũng chính là câu trả lời cho biểu hiện đau nhức xương khớp của những người mắc tiểu đường.

Như vậy có thể thấy, biểu hiện đau nhức ở người bệnh tiểu đường là do những biến chứng của bệnh gây ra và xuất phát từ 3 cơ chế gây đau, bao gồm: Đau do thụ cảm thể, đau do nguyên nhân thần kinh và đau do thay đổi môi trường acid ngoại bào. Tình trạng đau đớn kéo dài nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời rất dễ dẫn đến chứng đau mạn tính.

>>> Xem thêm: Bài thuốc dân gian giảm đau nhức xương khớp toàn thân hiệu quả. Xem ngay!

Đau trong bệnh tiểu đường dùng thuốc giảm đau thông thường liệu có hiệu quả không?

Bước đầu tiên để kiểm soát cơn đau hiệu quả là hãy luôn duy trì lượng đường huyết ở trạng thái ổn định. Nếu như đã có biểu hiện của tổn thương thần kinh, việc sử dụng các thuốc giảm đau thông thường sẽ cho đáp ứng kém, thậm chí là không có tác dụng. Bởi các thuốc này chỉ tác động giảm đau tức thời những cơn đau xuất phát do nguyên nhân thụ cảm thể mà không tác động đến 2 nguyên nhân gây đau còn lại của bệnh. Trong những trường hợp này, người bệnh có thể được chỉ định các thuốc chống động kinh, chống trầm cảm, thuốc giảm đau nhóm opioid mới có thể giảm được triệu chứng đau nhức. Tuy nhiên, sử dụng các thuốc này trong thời gian dài lại có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến các cơ quan, bộ phận khác của cơ thể.

>>> Xem thêm: Cảnh báo nguy cơ ngộ độc gan nếu lạm dụng thuốc giảm đau!

Giải pháp từ thiên nhiên giúp giảm và ngăn ngừa cơn đau do bệnh tiểu đường an toàn, hiệu quả

Trước những nhược điểm của các thuốc Tây y, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời một phương pháp giảm đau mới có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên tác động toàn diện lên cả 3 cơ chế gây đau, có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ. Nổi bật trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bách Thống Vương.

Với thành phần chính là chiết xuất vỏ cây liễu có chứa nhiều hoạt chất sinh học, đặc biệt là salicin, trong cơ thể chất này chuyển hóa thành acid salicylic có tác dụng ức chế chất trung gian hóa học prostaglandin (chất làm giảm ngưỡng đau), từ đó giúp giảm đau do thụ cảm thể.

Bên cạnh đó, Bách Thống Vương còn chứa một số thảo dược quý như cao Huyền hồ sách, cao Tam lăng, cao Bán biên liên, cao Tô mộc, cao Sơn đậu căn có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng virus, bảo vệ lớp màng bao bọc bên ngoài dây thần kinh, từ đó giúp làm giảm và ngăn ngừa cơn đau do nguyên nhân thần kinh.

Ngoài ra, các nguyên tố vi lượng (đồng, mangan, magie) kết hợp cùng trong công thức giúp trung hòa môi trường acid ngoại bào, từ đó làm giảm những cơn đau do nguyên nhân acid hóa.

Như vậy, Bách Thống Vương là một công thức toàn diện giúp hỗ trợ giảm đau trong bệnh tiểu đường an toàn, hiệu quả. Đồng thời, sản phẩm có thể sử dụng tốt cho các trường hợp đau đầu, đau xương khớp, đau bụng kinh và một số bệnh lý gây đau mạn tính khác như: Đau trong ung thư, đau sau đột quỵ, đau do zona thần kinh,...

Thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Bach-Thong-Vuong.webp

Bách Thống Vương - Sản phẩm giúp hỗ trợ giảm đau, tiêu sưng hiệu quả

Như vậy, bên cạnh việc kiểm soát đường huyết ổn định hãy kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bách Thống Vương để tình trạng đau nhức được cải thiện mỗi ngày, bạn nhé!

Chuyên gia nói gì về các phương pháp điều trị đau?

Có rất nhiều phương pháp điều trị đau, và tùy vào tính chất đau, mỗi người có những cách giảm đau riêng để cải thiện. Theo y học thì người ta chia làm 4 phương pháp để cải thiện tình trạng đau, đó là: Phương pháp không dùng thuốc, điều trị bằng thuốc giảm đau, dùng các biện pháp can thiệp và cuối cùng là hủy diệt dây thần kinh gây đau. Để hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị đau hiện nay, mời các bạn cùng lắng nghe chuyên gia Nguyễn Văn Chương phân tích cụ thể trong nội dung video dưới đây:

>>> Xem thêm: Tác dụng giảm đau của vỏ cây Liễu là gì?

Để được giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến triệu chứng đau do bệnh tiểu đường và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ hotline (zalo/ viber): 0902207112

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh