Thuốc giảm đau răng pa-ra-ce-ta-mol là lựa chọn của rất nhiều người khi những cơn đau răng “tìm đến”. Mặc dù thuốc mang lại hiệu quả nhanh, tiện lợi nhưng liệu rằng có đảm bảo được an toàn cho sức khỏe người dùng? Và cụ thể người mắc có nên thường xuyên sử dụng nhóm thuốc này? Những thắc mắc trên sẽ được giải đáp cụ thể trong nội dung bài viết dưới đây!
Liều dùng thuốc giảm đau răng pa-ra-ce-ta-mol
Thuốc giảm đau răng pa-ra-ce-ta-mol là lựa chọn phổ biến của nhiều người. Không chỉ được sử dụng trong các trường hợp bị đau răng, pa-ra-ce-ta-mol còn được dùng trong nhiều trường hợp khác để giảm đau, hạ sốt. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, không nên sử dụng thuốc giảm đau pa-ra-ce-ta-mol trong điều trị giảm đau quá 10 ngày đối với người lớn và 5 ngày đối với trẻ em trừ trường hợp có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Liều khuyến cáo khi sử dụng thuốc giảm đau pa-ra-ce-ta-mol như sau:
- Đối với người lớn liều dùng được tính theo viên. Cụ thể người lớn thường dùng từ 1 - 2 viên pa-ra-ce-ta-mol 500mg cho mỗi lần và dùng 3 - 4 lần trong 24 giờ, không được dùng quá 4g/ngày.
- Đối với trẻ em, đây là đối tượng đặc biệt nên được cho dùng với liều thường tính theo mg thuốc/kg cân nặng của trẻ. Nghĩa là đối với thuốc giảm đau pa-ra-ce-ta-mol trẻ được cho dùng với liều mỗi lần 10 - 15 mg/kg. Tuy nhiên, số lần dùng tính cho cả ngày còn tùy vào từng lứa tuổi khác nhau. Ví dụ như trẻ sơ sinh dùng liều 10 - 15mg/kg cho mỗi lần và khoảng cách giữa 2 lần khoảng 6 - 8 giờ, tức là trong ngày dùng 3 - 4 lần. Còn trẻ lớn hơn cũng dùng liều như trẻ sơ sinh nhưng nhịp cho thuốc gần hơn, cách 4 - 6 giờ dùng một lần, tức trong ngày dùng 4 - 6 lần nhưng kèm theo khuyến cáo không dùng quá 5 lần trong vòng 24 giờ.
Lưu ý viên nén pa-ra-ce-ta-mol không được nghiền nát, hòa tan trong chất lỏng hoặc nhai.
>>> Xem thêm: Tại sao người bị đau kéo dài không nên lạm dụng thuốc giảm đau?
Có nên sử dụng thuốc giảm đau răng pa-ra-ce-ta-mol thường xuyên không?
Trên thực tế, rất nhiều người có thói quen tự ý sử dụng thuốc giảm đau răng pa-ra-ce-ta-mol. Các chuyên gia khuyên rằng, nếu bị đau răng thường xuyên bạn không nên lạm dụng nhóm thuốc này.
Nhiều nghiên cứu ở các nước cho thấy, số người sử dụng thuốc giảm đau sai liều chiếm khoảng gần 50%. Một thống kê từ Úc cho thấy, khi sử dụng thuốc giảm đau pa-ra-ce-ta-mol, chỉ có 16% người dùng chịu đọc kỹ nhãn thuốc, khoảng 44% đã đọc nhãn thuốc và biết mình đang sử dụng quá liều nhưng vẫn chấp nhận để đạt được mục đích đẩy lùi cơn đau. Việc tự ý sử dụng thuốc giảm đau răng pa-ra-ce-ta-mol có thể dẫn tới nhiều mối nguy hại, cụ thể như:
Hen suyễn và suy phổi
Năm 2005, TS. Tricia M. McKeever, Bệnh viện City Nottingham (Anh) đã thực hiện cuộc thí nghiệm thuốc giảm đau pa-ra-ce-ta-mol trên động vật. Kết quả cho thấy, pa-ra-ce-ta-mol làm giảm hoạt động chống oxy hóa ở phổi gây tổn thương mô phổi.
Cuối năm 2010, nghiên cứu được tiến hành với 1.500 trẻ tại New Zealand cũng cho thấy, trẻ nhỏ lạm dụng thuốc giảm đau pa-ra-ce-ta-mol có nguy cơ cao bị bệnh hen suyễn và dị ứng. Trẻ dùng pa-ra-ce-ta-mol trước 15 tháng tuổi có nguy cơ bị dị ứng gấp 3 lần và bị hen suyễn gấp 2 lần so với những trẻ không dùng loại thuốc này.
Tổn thương gan
Khi sử dụng thuốc giảm đau răng pa-ra-ce-ta-mol, với liều dùng thông thường, cơ thể chúng ta cũng đã mất đi một lượng đáng kể glutathione (hoạt chất trong gan giúp thải trừ và vô hiệu hóa chất độc, làm chậm quá trình lão hóa, bảo vệ não, tim, gan, thận, hồng cầu,... giúp cơ thể chống lại bệnh tật như ung thư, nhiễm khuẩn, nhiễm virus,…). Vì vậy, thói quen dùng thuốc giảm đau răng pa-ra-ce-ta-mol thường xuyên sẽ làm cạn kiệt glutathione, tăng nguy cơ tổn thương gan, khiến cơ thể suy yếu, giảm sức đề kháng.
Ung thư máu
Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson (Mỹ) đã đưa ra kết luận rằng, dùng thuốc giảm đau pa-ra-ce-ta-mol thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư máu ở người trên 50 tuổi.
Nghiên cứu này cho thấy thông thường 1% người ở độ tuổi trên 50 có nguy cơ mắc một trong các bệnh về ung thư máu, nhưng việc sử dụng thuốc giảm đau pa-ra-ce-ta-mol ít nhất 4 lần mỗi tuần liên tục trong vòng 4 năm trở lên sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên khoảng 2%.
Suy thận cấp
Các nhà khoa học Mỹ đã đưa ra cảnh báo rằng thuốc giảm đau răng pa-ra-ce-ta-mol chính là thủ phạm hàng đầu gây suy thận ở nước này. Chỉ cần 10g, tương đương với 20 viên pa-ra-ce-ta-mol loại 500 mg đã có thể gây suy thận cấp và thậm chí là tử vong. Vì vậy, liều lượng an toàn đối với loại thuốc này là không quá 3g/ngày chia làm 3 - 4 lần cho người lớn, riêng với người cao tuổi thì liều lượng thấp hơn vì chức năng gan, thận đã suy giảm.
Theo khuyến cáo của chuyên gia, những người bị bệnh gan, thận, suy dinh dưỡng, thiếu máu, nghiện rượu, những người đang bị mất nước do sốt cao kéo dài, người đang dùng các thuốc chống co giật để điều trị động kinh phải đặc biệt thận trọng và chỉ sử dụng thuốc giảm đau răng pa-ra-ce-ta-mol khi được bác sĩ kê đơn.
>>> Xem thêm: Một số thuốc giảm đau răng thường dùng. Tìm hiểu ngay!
Phương pháp giảm đau răng tự nhiên không dùng thuốc
Trước nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn của thuốc giảm đau răng pa-ra-ce-ta-mol, các chuyên gia khuyên rằng, người mắc nên cân nhắc kỹ lưỡng trước nguy cơ và lợi ích khi sử dụng loại thuốc này. Thay vào đó, bạn có thể áp dụng một số phương pháp giảm đau răng tự nhiên sau:
Súc miệng nước muối
Chúng ta thường nghe về một số tác động tiêu cực của muối khi đi vào cơ thể như làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, một trong những lợi ích mà muối có thể mang lại là làm giảm bớt sự tê buốt, đau nhức răng.
Cách thực hiện khá dễ dàng: Lấy 2 đến 3 muỗng cà phê muối cho vào ly, thêm ít nước ấm. Sau đó ngậm dung dịch trong khoảng 15 phút. Lưu ý bạn không nên uống, mà chỉ súc miệng để nước muối tràn qua các kẽ răng và nướu. Biện pháp giúp khắc phục những cơn đau răng “ghé thăm” bất chợt khá hiệu quả.
Sử dụng dầu đinh hương
Đinh hương được dùng như một vị thuốc trị sưng nướu rất tốt. Một trong những thành phần quan trọng có trong dầu đinh hương đó là eugenol - chất có khả năng gây tê tự nhiên. Tuy nhiên, bạn không nên đổ trực tiếp dầu vào chỗ răng đau, điều này sẽ làm cơn đau trở nên tồi tệ hơn và có thể gây kích ứng lưỡi.
Thay vào đó hãy sử dụng dầu đinh hương theo cách sau:
- Thấm 2 giọt dầu đinh hương vào miếng bông gòn và đặt lên vùng răng đau cho đến khi cơn đau biến mất.
- Ngoài ra, bạn có thể nhai lá đinh hương để tiết một ít dầu và ngậm khoảng 30 phút cho đến khi cơn đau thuyên giảm.
Sử dụng dầu xạ hương
Cỏ xạ hương hay còn gọi là cây thyme có đặc tính kháng khuẩn hiệu quả. Bạn có thể dùng cỏ xạ hương để tiêu diệt vi khuẩn và giúp giảm cơn đau răng nhanh chóng. Nhiều kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, cỏ xạ hương giống như một loại thuốc giảm đau ibu-pro-fen tự nhiên có tác dụng giảm đau và chống viêm rất tốt.
Cách sử dụng dầu xạ hương như sau: Nhỏ 4 giọt dầu xạ hương vào miếng bông gòn và nhỏ thêm 2 giọt nước. Sau đó, áp bông gòn vào vùng răng bị đau khoảng 10 phút.
>>> Xem thêm: Uống thuốc giảm đau nhiều có hại không? XEM NGAY!
Cải thiện tình trạng đau răng an toàn, hiệu quả bằng sản phẩm giảm đau đông y chuyên biệt Bách Thống Vương
Các phương pháp giảm đau răng trên tuy rất an toàn cho sức khỏe nhưng làm tiêu tốn không ít thời gian và đòi hỏi tính kiên trì khiến nhiều người mắc “ngại” thực hiện. Do đó, mặc dù nhiều trường hợp biết sử dụng thuốc giảm đau tây y, cụ thể như pa-ra-ce-ta-mol có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nhưng vẫn “nhắm mắt” sử dụng vì lợi ích trước mắt vì gần như không còn sự lựa chọn nào khác. Đứng trước thực tế trên, nhu cầu thiết yếu của nhiều người bị đau nói chung và đau răng nói riêng là cần có phương pháp giảm đau đảm bảo được toàn diện các yêu cầu bao gồm an toàn, hiệu quả và tiện lợi. Trước thực trạng đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm giảm đau đông y chuyên biệt đầu tiên trên thị trường mang tên Bách Thống Vương.
Để hiểu rõ hơn về đặc tính ưu việt của sản phẩm, trước tiên mời bạn đọc tìm hiểu các nguyên nhân sâu xa gây đau răng:
- Thứ nhất, cơ, mạch máu xung quanh răng là cấu trúc có thể cảm nhận được triệu chứng đau do chứa nhiều thụ cảm thể. Khi các cấu trúc này bị đè nén, co thắt, căng thẳng, viêm hoặc kích ứng sẽ kích thích thụ cảm thể truyền tín hiệu cho não bộ khiến cơ thể cảm nhận được cơn đau.
- Thứ hai, tủy răng gồm có mạch máu và thần kinh tương ứng với hai chức năng là nuôi dưỡng và dẫn truyền cảm giác kích thích từ bên ngoài cho thân răng. Tình trạng chèn ép có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh, làm phá hủy màng bao bọc bên ngoài khiến xung điện bị rò rỉ gây triệu chứng đau răng.
- Thứ ba, một số bệnh lý răng miệng có viêm nhiễm làm acid hóa môi trường xung quanh cũng có thể trở thành tác nhân sinh cơn đau nhức.
Với sự kết hợp hài hòa giữa các thảo dược thiên nhiên trong công thức đã tạo nên sản phẩm giảm đau đông y Bách Thống Vương tác động toàn diện lên cả 3 cơ chế gây đau răng đó là:
- Chiết xuất vỏ cây liễu – thành phần chính của sản phẩm, chứa hoạt chất salicin sẽ chuyển hóa thành acid salicylic, có tác dụng kìm hãm những thụ cảm thể gây đau, khiến não bộ không nhận được cảm giác đau.
- Cao sơn đậu căn, huyền hồ sách, cao tô mộc, cao tam lăng là những thảo dược đã được biết đến từ lâu với tác dụng chống oxy hóa vỏ bọc thần kinh, giúp vỏ đàn hồi, ngăn ngừa các xung điện bị rò rỉ, từ đó giảm đau do nguyên nhân thần kinh.
- Nguyên tố vi lượng (đồng, mangan, magie) giúp trung hòa môi trường acid ngoại bào giảm đau do nguyên nhân môi trường bị acid hóa. Đặc biệt, thường gặp trong các bệnh lý về răng có viêm nhiễm làm thay đổi môi trường acid ngoại bào của khu vực bị ảnh hưởng.
Nhờ các thành phần nguồn gốc tự nhiên nên sản phẩm giảm đau đông y Bách Thống Vương phù hợp với tất cả đối tượng, bao gồm cả trẻ nhỏ, người cao tuổi hay người mắc kèm các bệnh mạn tính khác mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào ngay cả khi sử dụng trong thời gian dài. Bên cạnh tác dụng giảm đau, Bách Thống Vương còn làm giảm nguy cơ cơn đau tái phát và nâng cao sức khỏe toàn trạng của cơ thể.
Có thể thấy, sự ra đời của sản phẩm GIẢM ĐAU ĐÔNG Y chuyên biệt Bách Thống Vương đã mang lại lựa chọn mới tối ưu và toàn diện cho người bị đau răng. Bên cạnh hiệu quả bền vững, đây còn được đánh giá là phương pháp song hành cùng với thuốc giảm đau tây y để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
Trong trường hợp bị đau răng dữ dội, bạn có thể sử dụng kết hợp thuốc giảm đau pa-ra-ce-ta-mol và Bách Thống Vương với liều từ 4 – 6 viên, chia 2 lần, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Khi cơn đau giảm dần bạn có thể giảm liều hoặc dừng hẳn thuốc giảm đau tây y và duy trì sử dụng Bách Thống Vương.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bách Thống Vương
>>> Xem thêm: Bách Thống Vương - giải pháp toàn diện cho cơn đau kéo dài!
Chuyên gia tư vấn
Sản phẩm hỗ trợ giảm đau từ đông y có hiệu quả và an toàn như thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng lắng nghe những phân tích của chuyên gia Chu Quốc Trường trong nội dung video dưới đây:
Tác dụng hỗ trợ điều trị giảm đau của vỏ cây liễu trong sản phẩm Bách Thống Vương là gì? Để hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng lắng nghe chuyên gia Nguyễn Văn Chương phân tích cụ thể trong nội dung video dưới đây:
Cảm nhận người dùng
Không những có tác dụng giảm đau răng hiệu quả mà nhiều người bị đau đầu, đau xương khớp sau khi sử dụng Bách Thống Vương cũng cho thấy những phản hồi tích cực như sau:
Phản hồi của người dùng khi sử dụng sản phẩm Bách Thống Vương
Để được giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến thuốc giảm đau răng pa-ra-ce-ta-mol và đặt mua sản phẩm Bách Thống Vương chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ hotline (zalo/ viber): 0902207112.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh