Cơn đau nhức xương khớp không chỉ gây ảnh hưởng đến công việc và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh mà đôi khi chúng là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm bên trong cơ thể. Do vậy, người mắc cần có những hiểu biết cơ bản để nhận biết những dấu hiệu này và có phương pháp can thiệp kịp thời tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Vậy triệu chứng đau nhức xương khớp có thể xuất hiện trong những bệnh lý nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Triệu chứng đau nhức xương khớp có đặc điểm thế nào?

Triệu chứng đau xương khớp ở mỗi trường hợp biểu hiện khác nhau về mức độ, tần suất tùy vào nguyên nhân và mức độ tiến triển của bệnh. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến xuất hiện trong cơn đau nhức xương khớp:

- Đau khớp, đau tăng khi ấn

- Viêm, sưng, nóng, đỏ

- Tê hoặc cứng khớp

- Yếu cơ

- Rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi

- Ngứa ran

- Giảm phạm vi chuyển động, nặng có thể làm mất chức năng hoạt động của khớp

Những triệu chứng trên gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sinh hoạt của người bệnh.

>>> Xem thêm: Tạo sao người già thường bị đau nhức xương khớp vào ban đêm???

Đau nhức xương khớp dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Triệu chứng đau nhức xương khớp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để việc điều trị đạt hiệu quả tối đa việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh đóng một vai trò quan trọng. Dưới đây là 5 căn bệnh có thể mắc phải khi bị đau nhức xương khớp thường xuyên:

Lupus ban đỏ

Đây là một bệnh tự miễn có thể phá hỏng tất cả các khớp xương nếu không được chữa trị kịp thời. Một số chuyên gia cho rằng, hệ thống miễn dịch của những người bị bệnh lupus ban đỏ hoạt động quá mức và tấn công các khớp xương thậm chí là có thể gây ảnh hưởng tới da, máu, thận và các cơ quan khác.

Ngoài triệu chứng thông thường như khớp sưng phồng đau đớn, có thể xuất hiện phát ban hình cánh bướm ngang hai bên má. Bên cạnh đó, rụng tóc, khó thở, mất trí nhớ, loét miệng, khô mắt và miệng cũng là dấu hiệu của bệnh. Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể các triệu chứng khác nhau về mức độ và tần suất.

Viêm khớp nhiễm trùng

Các chuyên gia cho biết, khi có một vết thương quá sâu kèm theo quá trình khử trùng không được đảm bảo sẽ làm tăng nguy cơ khớp xương bị nhiễm tụ cầu khuẩn hoặc liên cầu khuẩn. Vết thương sưng phồng, tấy đỏ có thể gây cho bạn cảm giác đau đớn, sốt cao hoặc ớn lạnh.

Tất cả các khớp đều có nguy cơ bị nhiễm trùng nhưng thường gặp nhất là khớp đầu gối, khớp hông, khớp mắt cá chân, khớp cổ tay. Trong trường hợp viêm khớp nhiễm trùng nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây nhiễm trùng toàn thân, dẫn đến tử vong.

Bệnh Lyme

Bệnh Lyme là một chứng nhiễm trùng do vi khuẩn thuộc chi Borrelia gây ra. Bản chất căn bệnh xuất phát do người bệnh bị loài bọ ve đốt. Vi khuẩn từ vết đốt thâm nhập vào máu gây ra các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, sốt, nhức đầu và nổi vết tròn đỏ trên da, một số trường hợp gọi là “phát ban mắt bò”. Hiện tại, theo các thống kê, ước tính có khoảng 30.000 người bị bọ ve đốt mỗi năm. Thông thường việc chẩn đoán bệnh gặp nhiều khó khăn và chủ yếu dựa vào yếu tố dịch tễ.

Đặc biệt, trong một số trường hợp vi khuẩn lây sang các khớp khác như khớp đầu gối làm xuất hiện các cơn đau nhức đầu gối thường xuyên và kèm theo biểu hiện cứng cổ. Để bệnh tiến triển lâu dài, tim và hệ thống thần kinh cũng có thể bị nhiễm khuẩn gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh lậu

Bệnh lây truyền qua đường tình dục này không chỉ làm ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục mà còn là nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp lậu cầu tàn phá các khớp xương. Các thống kê cho thấy, tỷ lệ bắt gặp bệnh ở nữ giới cao hơn so với nam giới.

Khi mắc bệnh, một vùng khớp sẽ trở nên nóng đỏ và sưng phồng. Bên cạnh những cơn đau nhức xương khớp còn kèm theo các triệu chứng của bệnh lây qua đường tình dục, bao gồm cảm giác bỏng rát khi đi tiểu, chảy mủ dương vật hoặc tăng tiết dịch âm đạo.

Bệnh gout

Gout là một bệnh xuất phát do sự rối loạn chuyển hóa, khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều protein sẽ dẫn tới sản sinh ra nhiều acid uric nhưng không thể bài tiết ra hết mà tích tụ lại và lắng đọng thành các tinh thể muối urat ở các khớp gây viêm nhiễm.

Các triệu chứng của bệnh gout như sưng, nóng, đỏ, đau nhức xương khớp thường xuất hiện ở ngón chân cái, sau đó lan dần sang các khớp khác.

Người ta thường nói “gout là bệnh của nhà giàu”, tuy nhiên ăn quá nhiều chất đạm không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra bệnh gout. Thói quen lạm dụng rượu bia, những đồ uống có đường hoặc tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc chẹn beta cũng có thể là “thủ phạm” của bệnh gout.

Nhận định về nguyên nhân gây đau nhức, các chuyên gia cho rằng, cơn đau nhức xương khớp kéo dài hình thành do sự kết hợp của các cơ chế gây đau trong cơ thể: 

- Thứ nhất là đau do thụ cảm thể: Các thụ cảm thể nằm tại tế bào xương, khớp, da, niêm mạc, mạch máu rất nhạy cảm với chấn thương, chèn ép, tổn thương. Khi có sự thay đổi bất thường, đột ngột sẽ kích thích các thụ cảm thể tại đây truyền tín hiệu đau cho não bộ, giúp cơ thể cảm nhận được cơn đau. 

- Thứ hai là đau do nguyên nhân thần kinh: Sự chèn ép của các khớp, xương lên dây thần kinh dẫn tới phá hủy màng bao bọc bên ngoài dây thần kinh, xung điện bị rò rỉ gây triệu chứng đau nhức xương khớp âm ỉ, kéo dài. 

- Thứ ba là đau do môi trường acid ngoại bào: Thường gặp ở một số bệnh lý xương khớp có viêm nhiễm làm acid hóa môi trường pH của khu vực xương khớp bị ảnh hưởng gây đau nhức. 

>>> Xem thêm: Bệnh đau nhức xương khớp là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Điều trị đau nhức xương khớp bằng cách nào?

Tùy vào kết quả chẩn đoán và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng trên người bệnh mà các chuyên gia sẽ đề xuất phác đồ điều trị phù hợp nhất, cụ thể:

- Đối với những cơn đau nhức xương khớp ở mức độ nhẹ và không thường xuyên: Các chuyên gia thường khuyên bạn áp dụng các bài tập thể dục và thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Những trường hợp muốn giảm đau nhanh có thể sử dụng một số thuốc giảm đau không kê đơn.

- Đối với các trường hợp cơn đau nhức xương tỏ ra nghiêm trọng: Thường phải sử dụng các loại thuốc điều trị đau nhức xương khớp. Ngoài ra, các chuyên gia có thể đề xuất người bệnh thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng.

>>> Xem thêm: 5 bài thuốc dân gian giảm đau nhức xương khớp toàn thân hiệu quả. Xem ngay!

Bách Thống Vương - giải pháp giảm đau đông y dành cho người bị đau nhức xương khớp

Mặc dù có thể áp dụng nhiều phương pháp mà bài viết nhắc ở trên nhưng thường hiệu quả rất chậm và không đáng kể. Do đó nhiều người thường phải lựa chọn thêm các thuốc giảm đau tây y để giúp giảm những cơn đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, với người già thông thường là có tiền sử nhiều bệnh mắc kèm, do đó, việc phối hợp sử dụng thuốc giảm đau là rất khó khăn bởi sẽ tương tác. Cũng như, việc giảm chức năng gan, mắc nhiều bệnh lý về tiêu hóa như loét dạ dày, tá tràng cũng khiến cho người già không thể sử dụng được thuốc giảm đau tây y thông thường. Vì vậy, việc tìm kiếm một giải pháp giảm đau nhức xương khớp vừa hiệu quả, vừa không có tác dụng phụ để có thể sử dụng được cho đối tượng đặc biệt này là một nhu cầu vô cùng lớn hiện nay. Trước thực trạng đó, sản phẩm giảm đau đông y đầu tiên trên thị trường đã ra đời, phá vỡ sự độc quyền của thuốc giảm đau tây y, đó chính là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bách Thống Vương

Sản phẩm giảm đau đông y Bách Thống Vương được nhiều người tin tưởng lựa chọn sử dụng và giới chuyên gia đánh giá cao là do sự kết hợp hài hòa giữa các thảo dược thiên nhiên tạo nên một công thức tác động toàn diện lên cả 2 cơ chế gây đau nêu trên cụ thể đó là: 

Chiết xuất vỏ cây liễu – thành phần chính của sản phẩm, chứa hoạt chất salicin sẽ chuyển hóa thành acid salicylic, có tác dụng kìm hãm những thụ cảm thể gây đau, khiến não bộ không nhận được cảm giác đau.

- Cao sơn đậu căn, huyền hồ sách, cao tô mộc, cao tam lăng là những thảo dược đã được biết đến từ lâu với tác dụng chống oxy hóa vỏ bọc thần kinh, giúp vỏ đàn hồi, ngăn ngừa các xung điện bị rò rỉ, từ đó giảm đau do nguyên nhân thần kinh.

Có thể thấy, với các thành phần có nguồn gốc tự nhiên, sản phẩm giảm đau đông y Bách Thống Vương có những đặc điểm ưu việt sau đây: 

- Tác động toàn diện lên các cơ chế gây đau của cơ thể. 

- Phù hợp cho tất cả các đối tượng sử dụng bao gồm cả trẻ nhỏ, người cao tuổi hay người mắc kèm các bệnh mạn tính khác.

- Không gây bất kỳ tác dụng phụ nào ngay cả khi sử dụng trong thời gian dài. 

- Bên cạnh tác dụng giảm đau, Bách Thống Vương còn làm giảm nguy cơ cơn đau tái phát và nâng cao sức khỏe toàn trạng của cơ thể. 

Trong trường hợp bị đau nhức xương khớp dữ dội, bạn có thể sử dụng kết hợp thuốc giảm đau pa-ra-ce-ta-mol và Bách Thống Vương với liều từ 4 – 6 viên, chia 2 lần, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Khi cơn đau giảm dần bạn có thể giảm liều hoặc dừng hẳn thuốc giảm đau tây y và duy trì sử dụng Bách Thống Vương. Mỗi đợt sử dụng nên kéo dài từ 1 - 3 tháng. 

san-pham-thao-duoc-bach-thong-vuong-giup-giam-dau-dau-hieu-qua.webp

Bách Thống Vương sản phẩm hỗ trợ giảm đau, tiêu sưng hiệu quả

Nếu như bạn đang bị những cơn đau nhức xương khớp hành hạ, ngoài việc sử dụng các thuốc điều trị nguyên nhân theo phác đồ của chuyên gia hãy kết hợp sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe Bách Thống Vương để giảm đau an toàn và hiệu quả nhất nhé!

Lời khuyên từ chuyên gia trong điều trị đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp không chỉ là dấu hiệu đau cơ học thông thường mà còn cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm như thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, lao xương khớp,... Vậy, bị đau nhức các khớp có thuốc điều trị được không? Câu trả lời chính xác nhất sẽ được chuyên gia Nguyễn Văn Chương phân tích cụ thể trong nội dung video dưới đây: 

>>> Xem thêm: Những người đau nhức xương khớp nên ăn gì? 

Để được giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến chứng đau nhức xương khớp và đặt mua sản phẩm Bách Thống Vương chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ hotline (zalo/ viber): 0902207112

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh