Thường xuyên bị đau đầu từng cơn mà không rõ nguyên nhân, dùng thuốc giảm đau mãi không khỏi là băn khoăn, lo lắng của rất nhiều người đang mắc phải. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó tiêu biểu là đau dây thần kinh chẩm. Vậy cụ thể nguyên nhân của căn bệnh này do đâu? Dấu hiệu nhận biết là gì? Hãy cùng đọc kỹ bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn, bạn nhé!
Nguyên nhân gây đau dây thần kinh chẩm là gì?
Đau dây thần kinh chẩm là một nguyên nhân gây đau đầu thường gặp. Bởi dây thần kinh chẩm là hai đôi dây thần kinh xuất phát từ đốt sống cổ thứ hai và thứ ba (C2, C3). Mặt khác, cổ và đầu liên quan với nhau thông qua nhiều dây thần kinh. Do vậy, khi chúng có bất kỳ tổn thương nào đều có thể gây ra triệu chứng đau đầu. Cơn đau điển hình thường bắt đầu tại nền sọ ngay vùng gáy và có thể đau lan tới vùng sau mắt, phía sau, phía trước hoặc một bên đầu.
Đau thần kinh chẩm là một hội chứng đau đầu có thể có hoặc không có nguyên nhân (thứ phát hoặc nguyên phát). Bệnh gọi là thứ phát khi có liên quan đến một bệnh khác như: U, chấn thương, nhiễm trùng, bệnh hệ thống hoặc xuất huyết.
Mặc dù những nguyên nhân dưới đây có thể gây đau dây thần kinh chẩm, vẫn có nhiều trường hợp đau thần kinh chẩm do căng cơ cổ mạn tính hoặc không rõ nguyên nhân, cụ thể như:
Viêm cột sống cổ
Chấn thương dây thần kinh chẩm lớn, chẩm nhỏ
Các dây thần kinh chẩm lớn, chẩm nhỏ hoặc rễ cổ C2, C3 bị chèn ép do thoái hoá cột sống cổ
Bệnh đĩa đệm cột sống cổ
Khối u ảnh hưởng đến rễ thần kinh C2 và C3
Bệnh gout
Bệnh đái tháo đường
Viêm mạch máu
Nhiễm trùng
Như vậy cơn đau đầu do đau dây thần kinh chẩm thường xuất hiện bởi sự kết hợp của 3 cơ chế, bao gồm:
- Các chèn ép tổn thương gây kích thích các thụ cảm thể truyền tín hiệu tới não bộ thông báo cho cơ thể biết cảm giác đau nhức.
- Hệ thần kinh bị tổn thương, lớp vỏ bọc bảo vệ bên ngoài bị phá hủy dẫn tới các xung điện phóng không kiểm soát, va chạm vào nhau là nguyên nhân khiến cơn đau nhức như điện giật và tái phát nhiều lần.
- Các bệnh lý kèm theo viêm nhiễm gây acid hóa môi trường ngoại bào tại những khu vực này cũng là nguyên nhân hình thành cơn đau đầu.
Đây cũng chính là lý do khiến người bệnh sử dụng các thuốc giảm đau thông thường không có hiệu quả, vì các thuốc đó chỉ giảm đau do nguyên nhân thụ cảm thể mà không giải quyết được các nguyên nhân còn lại.
Dấu hiệu nhận biết bệnh đau dây thần kinh chẩm?
Các triệu chứng đau đầu bao gồm đau liên tục, rát bỏng, đau thành từng cơn, kèm xen kẽ những cơn đau nhói, đau như điện giật. Cơn đau thường được mô tả giống chứng đau nửa đầu migraine và đau đầu cụm. Cơn đau có thể ở bất kỳ vị trí nào như đau một bên, đau đằng trước, đau đằng sau hoặc thậm chí là cả đầu.
Một số người bệnh cảm thấy đau phía sau hốc mắt cùng bên đầu bị ảnh hưởng và hầu hết thường đau ở một bên đầu, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến cả hai bên đầu. Cơn đau đầu do nguyên nhân thần kinh rất dễ bị kích hoạt, có thể chỉ với cử động của cổ hoặc thậm chí hoạt động chải tóc cũng làm tăng mức độ cơn đau.
Điều trị không phẫu thuật đau dây thần kinh chẩm bằng cách nào?
Mục tiêu của việc điều trị đau dây thần kinh là giảm và ngăn ngừa cơn đau tái phát. Trong trường hợp này người bệnh có thể được chỉ định sử dụng các nhóm thuốc chống động kinh, thuốc chống trầm cảm 3 vòng tùy vào từng trường hợp. Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên người bệnh nên kết hợp với các biện pháp như: Chườm ấm, nghỉ ngơi, vật lý trị liệu hoặc sử dụng các sản phẩm giảm đau có nguồn gốc từ thảo dược để tăng cường hiệu quả điều trị và giảm tối đa tác dụng phụ của thuốc với sức khỏe.
Bách Thống Vương sản phẩm thảo dược ưu việt trong giảm các cơn đau đầu do nguyên nhân thần kinh hiệu quả
Bên cạnh phác đồ điều trị nguyên nhân bệnh lý, giảm triệu chứng đau và ngăn ngừa cơn đau tái phát là một trong những vấn đề cần được quan tâm. Thói quen sử dụng thuốc tây y giảm đau đầu do các chứng bệnh thần kinh thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nhờn thuốc, phản tác dụng nếu sử dụng lâu dài, mặt khác thường không cho hiệu quả cao. Do vậy, các nhà khoa học khuyên người bị đau đầu do đau dây thần kinh chẩm nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên, vừa tác động được vào các cơ chế gây đau, lại an toàn cho người sử dụng và có thể sử dụng lâu dài. Một trong số những sản phẩm đã giúp nhiều người cải thiện chứng đau đầu do đau dây thần kinh chẩm là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bách Thống Vương.
Với thành phần chính là chiết xuất vỏ cây liễu có chứa nhiều hoạt chất sinh học, đặc biệt là salicin, trong cơ thể chất này chuyển hóa thành acid salicylic có tác dụng ức chế chất trung gian hóa học prostaglandin (chất làm giảm ngưỡng đau), từ đó giúp giảm đau do thụ cảm thể, các nguyên tố vi lượng (đồng, mangan, magie) giúp trung hòa môi trường acid ngoại bào, từ đó làm giảm những cơn đau có sự góp mặt của nguyên nhân acid hóa. Đặc biệt, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bách Thống Vương còn bao gồm một số thảo dược quý như cao Huyền hồ sách, cao Tam lăng, cao Bán biên liên, cao Tô mộc, cao Sơn đậu căn có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng virus, bảo vệ lớp màng bao bọc bên ngoài dây thần kinh làm giảm và ngăn ngừa đau do nguyên nhân thần kinh.
Chính vì vậy mà Bách Thống Vương đã trở thành một công thức toàn diện tác động vào cả 3 cơ chế gây đau phù hợp với những người bị đau đầu do đau dây thần kinh chẩm. Đồng thời sản phẩm có tác dụng giảm đau tốt trong các trường hợp bị đau xương khớp, đau bụng kinh và một số bệnh lý gây đau mạn tính khác.
Bách Thống Vương sản phẩm hỗ trợ giảm đau, tiêu sưng hiệu quả
Chuyên gia nói gì về tác dụng giảm đau của vỏ cây liễu trong sản phẩm Bách Thống Vương?
Vỏ cây liễu hỗ trợ điều trị giảm đau là phương thức được lưu truyền từ rất lâu trong dân gian. Để hiểu rõ hơn về công dụng hỗ trợ điều trị giảm đau của vỏ cây liễu, mời các bạn cùng lắng nghe chuyên gia Nguyễn Văn Chương phân tích cụ thể trong nội dung video dưới đây:
>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây đau đầu là gì? Giảm đau như thế nào?
Để được giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến chứng đau đầu do nguyên nhân thần kinh và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ hotline (zalo/ viber): 0902207112
Hoàng Yến
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh