Đau đầu ở trán là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì? Làm thế nào để cải thiện vấn đề này một cách hiệu quả? Đây là những câu hỏi mà người bị đau đầu ở trán thường thắc mắc. Hãy đọc bài biết dưới đây để hiểu rõ hơn về chứng bệnh này nhé!

Đau đầu ở trán là bệnh gì?

Đau đầu ở trán là hiện tượng cơn đau tập trung ở vùng trán. Có thể là từ 2 bên thái dương chạy vào đến phần giữa trán trên lông mày. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội kèm theo cảm giác tức mắt, khó chịu, giảm thị lực, mỏi mắt,... Đau đầu ở trán nếu kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý như: Đau đầu vận mạch, căng thẳng, viêm xoang,... Hãy cùng tìm hiểu chi tiết đau đầu ở trán là bệnh gì ngay dưới đây:

Đau đầu vận mạch 

Đau đầu vận mạch là nguyên nhân hàng đầu gây đau đầu ở trán. Nguyên nhân của đau đầu vận mạch là do sự co giãn bất thường của mạch máu não ở những người bị rối loạn nồng độ chất dẫn truyền thần kinh serotonin.

Đặc điểm của những cơn đau đầu vận mạch bao gồm:

- Đau đầu vùng trán và thái dương.

- Cơn đau kéo dài, dữ dội.

- Có thể kèm theo buồn nôn, nôn, chóng mặt.

Bệnh đau đầu vận mạch cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Khi bệnh tiến triển nặng, tình trạng não bộ thường xuyên bị thiếu oxy, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, liệt nửa người hoặc liệt các chi.

dau-dau-van-mach-la-nguyen-nhan-chinh-gay-dau-dau-o-tran.webp

Đau đầu vận mạch là nguyên nhân chính gây đau đầu ở trán 

Đau đầu căng thẳng

Nhức đầu căng thẳng là một trong những chứng bệnh phổ biến nhất trong các loại đau đầu. Các nhà khoa học cho rằng, những cơn đau đầu căng thẳng xuất phát từ sự co thắt cơ ở vùng đầu và cổ. Những tác nhân gây ra hiện tượng này có thể là do ngồi máy tính lâu, hoạt động trí óc thường xuyên hoặc phải chịu các áp lực, căng thẳng từ công việc, cuộc sống, gia đình.

Đặc điểm cơn đau đầu căng thẳng được người bệnh chia sẻ là giống như có một dải khăn quấn chặt quanh trán của họ gây đau đầu vùng trán từng cơn. Mức độ cơn đau có thể nhẹ, vừa hoặc nặng.

Viêm xoang trán

Tình trạng viêm nhiễm vùng xoang trán có thể là nguyên nhân dẫn đến đau nặng đầu ở trán. Đặc biệt cơn đau tập trung tại vị trí giữa hai lông mày lan ra vùng thái dương và thường xuất hiện vào một khung giờ nhất định.

Bên cạnh triệu chứng đau đầu ở vùng trán, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu khác kèm theo như chảy nước mũi, nghẹt mũi. Trường hợp bị viêm xoang quá lâu, dịch nhầy quá dính và nhiều làm lấp đường dẫn lưu có thể ức chế chảy nước mũi. 

Viêm xoang có thể gây một số biến chứng nhiễm trùng nguy hiểm đến các cơ quan khác như amidan, thanh quản, phế quản, họng, phổi,…

Các bệnh lý khác

Mặc dù có rất nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau gây đau đầu ở trán, tuy nhiên, theo các nhà khoa học, chúng đều xuất phát từ những cơ chế gây đau của cơ thể đó là: 

- Tổn thương hay chèn ép niêm mạc, mạch máu khu vực đầu, cổ,... sẽ kích thích các thụ thể thực hiện nhiệm vụ trao đổi tín hiệu tới não, khiến não bộ nhận được cảm giác đau và phản ứng lại với cơn đau ấy. Đây là cơn đau đầu do cơ chế thụ cảm thể.

con-dau-dau-do-co-che-thu-cam-the-mach-mau-nao-bi-ton-thuong-tac-nghen.webp

Cơn đau đầu do cơ chế thụ cảm thể: Mạch máu não bị tổn thương, tắc nghẽn

- Não bộ được kiểm soát bởi hệ thần kinh thông qua hoạt động dẫn truyền. Trong trường hợp cơ thể mắc một số bệnh lý làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh hoặc phá hủy lớp màng bảo vệ dây thần kinh vùng đầu, cổ khiến các xung điện phóng không kiểm soát cũng có thể gây những cơn đau ở vị trí này. Đây là cơn đau đầu do nguyên nhân thần kinh.

- Ngoài ra, tại khu vực mạch máu, thần kinh của cơ thể đều có một độ pH nhất định. Khi xuất hiện các bệnh lý gây viêm nhiễm làm acid hóa môi trường xung quanh khu vực này sẽ trở thành tác nhân sinh cơn đau. Đây là cơn đau đầu do thay đổi môi trường acid ngoại bào.

Ngoài những bệnh lý thường gặp trên thì cơn đau đầu ở trán còn có thể bắt gặp trong một số trường hợp như: Mất ngủ, ngủ không ngon; sử dụng quá mức các chất kích thích như rượu, bia, cafe; mất nước; dị ứng hoặc thời tiết thay đổi. 

Đau đầu ở trán có nguy hiểm không

Đau đầu ở trán đến từ nguyên nhân tâm lý và bệnh lý đều có một mức độ nguy hiểm nhất định. Tuy rằng kết quả thống kê khoảng 70% các cơn đau đầu là lành tính, nhưng suy cho cùng, những cơn đau đầu nói chung và đau đầu ở trán nói riêng đều gây ảnh hưởng đến công việc, giấc ngủ và mức độ tập trung của bạn. 

Một số biến chứng của đau đầu ở trán nếu bệnh tình trở nặng là: Bệnh lý thần kinh, giảm thị lực, sa sút trí tuệ, trầm cảm,... Do đó, việc chủ động thăm khám định kỳ sẽ giúp đảm bảo một trạng thái não bộ tốt nhất cho bạn.

Cần làm gì khi bị đau đầu ở trán

Danh sách các việc bạn cần lưu ý và thực hiện khi bị đau đầu ở trán được mô tả cụ thể và chi tiết như sau:

Chế độ ăn uống cần lưu ý gì

Chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể mang lại cho bạn một thể trạng khỏe mạnh và một bộ não linh hoạt. Chuyên gia dinh dưỡng tư vấn về những loại thực phẩm cần có trong thực đơn của những người bị đau đầu ở trán là:

  • Thực phẩm giàu sắt: Sắt và hồng cầu có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chính nhờ vai trò sản sinh hồng cầu, bổ sung sắt có thể giải quyết các vấn đề về mạch máu não. Một số loại thực phẩm giàu sắt là: Thịt bò, thịt đỏ, hạt họ đậu, lòng đỏ trứng gà,...
  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Các thực phẩm như lựu, bơ, rau xanh,... chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào thần kinh, tăng cường vai trò bảo vệ mạch máu nuôi dưỡng não bộ.
  • Thực phẩm giàu Omega 3: Omega 3 có tác dụng bảo vệ não bộ: Giúp người bệnh giảm các triệu chứng bệnh Alzheimer, cải thiện trí nhớ ở người già, phát triển não ở trẻ sơ sinh,... Các loại thực phẩm giàu Omega 3 là: Cá hồi, cá thu, hàu, tôm, rong biển, hạt chia,...

Một số loại thực phẩm cần hạn chế khi bị đau đầu ở trán là: Rượu, bia, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều mỡ, đồ ăn nhiều đường.

thuc-pham-giau-omega-3-giup-giam-dau-dau-o-tran.webp

Thực phẩm giàu omega 3 giúp giảm đau đầu ở trán

Chế độ nghỉ ngơi như thế nào

Chế độ nghỉ ngơi khi bị đau đầu ở trán bao gồm những ý sau:

  • Ngủ đủ giấc: Bạn cần ngủ ít nhất 8 tiếng/ngày để có được một tinh thần thoải mái và tỉnh táo cho công việc. 
  • Thư giãn bằng thiền, yoga, thể dục dưỡng sinh, nghe nhạc, viết lách, du lịch,... xen kẽ với khoảng thời gian lao động áp lực và vất vả.
  • Lên một thời gian biểu cho những kế hoạch hằng ngày, bao gồm cả lao động và nghỉ ngơi.

Sử dụng thuốc gì để giảm đau

Các loại thuốc giảm đau đầu ở trán bao gồm:

  • Thuốc giảm đau NSAIDs, paracetamol,... Nhóm này thường bị lạm dụng và có nguy cơ gây tác dụng không mong muốn trên gan, thận, dạ dày.
  • Thuốc chống trầm cảm: Được kê đơn theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh tác dụng giảm đau, thuốc này có thể gây an thần kinh, giảm thao cuồng,...
  • Thuốc chẹn beta: Được sử dụng với mục đích chính là kiểm soát huyết áp. Tuy nhiên, nó cũng giảm được tần số các cơn đau đầu ở trán.

Các loại thuốc tây y cho hiệu quả giảm đau nhanh nhưng không toàn diện: Tức là khi nồng độ thuốc trong máu giảm, người bệnh có thể bị đau đầu trở lại; bên cạnh đó là những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra. Người bệnh cần tuân thủ đúng liều dùng theo chỉ định.

>>> XEM THÊM: Biến chứng nguy hiểm do lạm dụng thuốc giảm đau đầu. Bạn nên biết!

Khi nào nên đi khám bác sĩ

Hiện nay thói quen của rất nhiều người cứ bị đau đầu là lại tìm đến thuốc giảm đau. Nhưng họ không biết rằng, việc làm đó có thể vô tình gây nên những cơn đau đầu tái diễn. Do vậy, nếu bạn đang gặp phải những cơn đau đầu ở trán và kèm theo những biểu hiện dưới đây hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất:

- Đau đầu vùng trán biểu hiện đột ngột và dữ dội.

- Cơn đau đầu chỉ mới xuất hiện nhưng có tính chất thường xuyên tái phát, đặc biệt ở những đối tượng trên 50 tuổi.

- Bị chấn thương dẫn tới đau đầu vùng trán.

- Cơn đau đầu vùng trán kèm theo cổ cứng, sốt, nôn, suy giảm thị lực, khó thở hoặc co giật.

nen-di-kham-bac-si-neu-dau-dau-kem-theo-dau-du-doi-nong-sot-co-giat.webp

Nên đi khám bác sĩ nếu đau đầu kèm theo đau dữ dội, nóng sốt, co giật,...

Các biện pháp giảm đau tại nhà

Bên cạnh điều trị nguyên nhân gây bệnh để chấm dứt tình trạng đau đầu vùng trán thì việc hỗ trợ giảm triệu chứng cho người bệnh là điều cần thiết. Hiện nay, có nhiều các phương pháp giúp giảm đau đầu nhanh và hiệu quả tại nhà. Các chuyên gia cho rằng, bạn nên tìm đến những liệu pháp không sử dụng thuốc trước khi điều trị bằng thuốc. Một số mẹo giảm đau đầu ở trán hiệu quả là:

Ngâm chân

Nhiều người không tin nhưng những cơn đau đầu vùng trán lại cải thiện đáng kể với phương pháp ngâm chân bằng nước ấm mỗi tối trước khi đi ngủ, có thể cho thêm vài lát gừng và một chút muối. Thực hiện điều này hàng ngày sẽ giúp luân chuyển máu từ chân lên đầu và ngược lại, từ đó khí huyết cơ thể được lưu thông, các cơn đau đầu vùng trán sẽ giảm dần cả về mức độ và tần suất.

Mát xa

Người bệnh có thể mát xa bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ bấm 2 huyệt từ vị trí hai lông mày, rồi di theo cung lông mày đến 2 huyệt thái dương, ấn huyệt bách hội ở đỉnh đầu, sau đó khum hai bàn tay chải tóc sát da đầu xuôi xuống mỗi lần 5 – 10 phút.

Tập thể dục

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, những người có thói quen tập thể dục thường xuyên có ít nguy cơ bị chứng đau đầu ở trán hơn so với những người lười vận động. Nguyên nhân là do hoạt động tập thể dục làm tăng lượng máu lưu thông trong cơ thể, cung cấp cho não bộ nhiều oxy hơn, từ đó giúp giảm đau và ngăn ngừa cơn đau tái phát một cách hiệu quả.

Bạn có thể lựa chọn mô hình thể dục phù hợp với sức lực của bản thân, bao gồm: đi bộ, thể dục nhịp điệu, chạy bộ, bơi lội, đạp xe, yoga…

Xoa bóp thái dương - ấn đường

Bạn có thể xoa nhẹ hai huyệt đạo thái dương và ấn đường để làm giảm cơn đau đầu trong giây lát. Huyệt thái dương là vị trí ngang tầm 2 bên mắt, trong khi huyệt ấn đường nằm ở giao lộ giữa mắt và sống mũi.

Chườm khăn ấm

Khăn sạch ngâm vào nước ấm, sau đó vắt kiệt nước, đặt lên trán trong khoảng 10-15 phút. Chườm khăn ấm làm lưu thông máu đến nuôi dưỡng não bộ, giảm nhanh cơn đau đầu ở trán. 

Uống trà gừng

Hoạt chất Gingerol có trong gừng có khả năng hạ sốt, chống viêm. Người bị đau đầu ở trán do viêm xoang có thể sử dụng một ly trà gừng mỗi ngày để giảm đau.

uong-tra-gung-giup-giam-dau-dau-o-tran-hieu-qua.webp

Uống trà gừng giúp giảm đau đầu ở trán hiệu quả

Bách Thống Vương - Giải pháp từ thảo dược giúp giảm đau đầu ở trán hiệu quả

Các thuốc tây y giúp giảm đau nhanh nhưng thường đi kèm những tác dụng phụ không mong muốn. Bên cạnh những phương pháp gợi ý phía trên, sử dụng thảo dược đang là một xu hướng được nhiều người đau đầu ở trán tìm đến. Đó là lý do phương pháp GIẢM ĐAU ĐÔNG Y chuyên biệt ra đời mang tên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bách Thống Vương phá vỡ sự độc quyền của thuốc giảm đau tây y.

Sở dĩ Bách Thống Vương chiếm được lòng tin như vậy là vì sản phẩm có thành phần chính từ chiết xuất vỏ cây liễu. Đây là loại thảo dược đã có lịch sử hơn 2000 năm ứng dụng trong việc làm giảm triệu chứng đau đầu. Bên cạnh đó, sự kết hợp hài hòa giữa các thảo dược thiên nhiên đã tạo nên một sản phẩm giảm đau đông y tác động toàn diện lên cả 3 cơ chế gây đau đầu nêu trên cụ thể đó là: 

- Chiết xuất vỏ cây liễu – thành phần chính của sản phẩm, chứa hoạt chất salicin sẽ chuyển hóa thành acid salicylic, có tác dụng kìm hãm những thụ cảm thể gây đau, khiến não bộ không nhận được cảm giác đau.

- Cao sơn đậu căn, huyền hồ sách, cao tô mộc, cao tam lăng là những thảo dược đã được biết đến từ lâu với tác dụng chống oxy hóa vỏ bọc thần kinh, giúp vỏ đàn hồi, ngăn ngừa các xung điện bị rò rỉ, từ đó giảm đau do nguyên nhân thần kinh.

- Nguyên tố vi lượng (đồng, mangan, magie) giúp trung hòa môi trường acid ngoại bào giảm đau đầu do nguyên nhân môi trường bị acid hóa. Đặc biệt, thường gặp trong các bệnh lý có viêm nhiễm làm thay đổi môi trường acid ngoại bào của khu vực bị ảnh hưởng.

Nhờ các thành phần nguồn gốc tự nhiên nên sản phẩm giảm đau đông y Bách Thống Vương phù hợp với tất cả đối tượng, bao gồm cả trẻ nhỏ, người cao tuổi hay người mắc kèm các bệnh mạn tính khác mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào ngay cả khi sử dụng trong thời gian dài. Bên cạnh tác dụng giảm đau, Bách Thống Vương còn làm giảm nguy cơ cơn đau đầu tái phát và nâng cao sức khỏe toàn trạng của cơ thể. 

bach-thong-vuong-giai-phap-cho-nguoi-bi-dau-dau-o-tran.webp
Bách Thống Vương - Giải pháp cho người bị đau đầu ở trán

Trong trường hợp bị đau đầu vùng trán dữ dội, bạn có thể sử dụng kết hợp thuốc giảm đau paracetamol và Bách Thống Vương với liều từ 4 – 6 viên, chia 2 lần, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Khi cơn đau đầu giảm dần bạn có thể giảm liều hoặc dừng hẳn thuốc giảm đau tây y và duy trì sử dụng Bách Thống Vương. Mỗi đợt sử dụng nên kéo dài từ 3 - 6 tháng. 

Để được giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề liên quan đến chứng bệnh đau đầu ở trán và đặt mua sản phẩm Bách Thống Vương chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng để lại thông tin liên hệ để nhận được tư vấn.

Tham khảo:

https://www.vinmec.com/vi/news/doctor-qa/headaches-in-the-forehead-what-do-tired-people-warn/?link_type=related_posts

https://www.answers.com/Q/What_can_cause_headache_in_your_forehead

https://www.vinmec.com/vi/news/doctor-qa/what-is-the-cause-of-a-headache-in-the-forehead/?link_type=related_posts