Đau đầu mất ngủ là hai triệu chứng thường hay đi liền với nhau. Đây là một trong những chứng bệnh phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nếu không được quan tâm chữa trị kịp thời, bệnh dễ trở thành mãn tính gây ảnh hưởng lớn sức khỏe và đời sống của người mắc. Vậy làm sao để cải thiện chứng bệnh này một cách an toàn, hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây nên chứng đau đầu mất ngủ là gì?

Theo các chuyên gia, tình trạng đau đầu mất ngủ chủ yếu là biểu hiện của các bệnh lý như: đau đầu do căng thẳng, đau nửa đầu, đau đầu do thiếu máu não và đau đầu dạng chuỗi. Cụ thể:

- Đau đầu do căng thẳng

Đây là một trong những loại đau đầu phổ biến nhất. Nguyên nhân dẫn đến đau đầu do căng thẳng là do suy nghĩ quá nhiều hoặc tư thế làm việc không đúng cách khiến các cơ vùng cổ, vùng da đầu bị căng ra gây đau đầu, mất ngủ.

- Đau nửa đầu

Có nhiều tác nhân gây ra chứng đau nửa đầu bao gồm yếu tố môi trường, di truyền làm các mạch máu co bóp bất thường và ảnh hưởng đến các dẫn truyền thần kinh gây nên đau đầu.

Cơn đau thường kéo dài khoảng 1-2 tiếng hoặc một vài ngày. Một số trường hợp cơn đau chỉ xuất hiện 1-2 lần trong năm. Ngoài triệu chứng đau đầu không ngủ được, người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn, nôn, tăng nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, suy giảm thị lực…

Đau nửa đầu là bệnh lý cần được phát hiện và điều trị kịp thời, nếu để lâu dài các cơn đau sẽ có xu hướng dồn dập và trở nên dữ dội hơn.

- Đau đầu do thiếu máu não

Bệnh lý thường gặp trong các trường hợp: Mạch máu bị hẹp hoặc bị chèn ép do thoái hóa đốt sống cổ, cục máu đông, dị dạng mạch máu; suy nhược cơ thể; thiếu máu...  gây ảnh hưởng trực tiếp đến lượng máu nuôi dưỡng não bộ.

Người bệnh bị thiếu máu não thường gặp những cơn đau đầu dữ dội, cảm giác như có vật gì đè ép lên đầu, nhất là khi căng thẳng hay khi thức dậy. Ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, ngủ không ngon giấc.

Người bệnh nên chú ý điều trị sớm, nếu để tình trạng bệnh kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng suy giảm trí nhớ, mất tập trung và nhiều những biến chứng nguy hiểm khác, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và sinh hoạt của người bệnh.

- Đau đầu theo chuỗi

Đây là tình trạng bệnh nặng hơn so với đau đầu do căng thẳng hoặc đau nửa đầu. Các cơn đau có thể xuất hiện với tần suất thường xuyên, từ 2-3 lần trong ngày. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân của bệnh lý đau đầu theo chuỗi là do sự hoạt động bất thường của hệ thống thần kinh trong não gây nên.

Ban đầu, người bệnh có thể chỉ cảm thấy đau nửa đầu, sau đó cơn đau có xu hướng lan tỏa ra các vùng khác trong não. Các cơn đau dữ dội kèm với hiện tượng chảy nước mũi, mắt đỏ làm bệnh nhân khó ngủ.

>>> Xem thêm: Thận trọng với những căn bệnh này nếu bạn bị đau đầu thường xuyên!!!

Giải pháp cải thiện chứng đau đầu mất ngủ không sử dụng thuốc

Khi bị mất ngủ đau đầu, phần lớn người bệnh thường tìm đến các thuốc Tây y giảm đau, an thần. Đặc điểm của biện pháp này là giúp giảm cơn đau nhanh chóng và làm người bệnh đi vào giấc ngủ dễ dàng. Tuy nhiên, các nhà khoa học đưa ra khuyến cáo rằng, việc lạm dụng các thuốc loại thuốc này có thể dẫn tới nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe người bệnh, bên cạnh đó còn tiềm ẩn nguy cơ nhờn thuốc và lệ thuộc vào thuốc. Do vậy, nếu như bạn đang rơi vào tình trạng đau đầu mất ngủ thường xuyên hãy tìm kiếm cho mình những phương pháp giúp cải thiện tình trạng này một cách an toàn và hiệu quả nhất. Dưới đây là một số các giải pháp không sử dụng thuốc bạn nên thực hiện ngay từ ngày hôm nay để tình trạng bệnh sớm được hồi phục:

Tập yoga

Đây không chỉ là những bài tập giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh mà còn là một trong những vị cứu tinh của những người thường xuyên bị đau đầu mất ngủ. Đặc biệt là phương pháp thiền giúp giảm căng thẳng, chữa đau đầu mất ngủ, cải thiện trí nhớ và tốt cho sức khỏe. Bạn nên thực hiện phương pháp này khoảng 15 phút mỗi ngày ở nơi yên tĩnh, thoáng mát.

Cách thực hiện:

- Xếp bằng hai chân, hai bàn tay đặt lên nhau, ngón tay cái nâng nhẹ và chạm vào nhau.

- Mắt nhắm hờ

- Lưng thẳng

- Miệng để tự nhiên, lưỡi chạm vào hàm trên để tránh khô miệng

- Đầu hướng về phía trước

- Hai vai hạ xuống và thả lỏng

- Hít vào bằng mũi và nhẹ nhàng thở ra bằng miệng

- Hãy tưởng tượng bạn đang bị cuốn vào luồng ánh sáng trắng muôn màu

Ngoài tập yoga, các môn thể thao khác như chạy bộ, đi bộ, đạp xe… cũng là những giải pháp vô cùng hữu ích với người bệnh đau đầu mất ngủ. Tuy nhiên hãy chú ý khởi động trước khi tập luyện và lựa chọn hình thức phù hợp với sức lực bản thân để tránh tình trạng gây đau đầu, căng cơ sau khi tập luyện bạn nhé!

Sử dụng trà thảo mộc

Nhiều người chia sẻ kinh nghiệm rằng họ đã cải thiện chứng đau đầu mất ngủ bằng việc sử dụng các loại trà thảo mộc mỗi ngày. Một số loại trà thảo mộc được nhiều người lựa chọn như trà tam thất, trà hoa cúc, trà hoa dâm bụt sẽ giúp bạn giảm stress, thanh nhiệt, giải độc, thư giãn và chữa được chứng đau đầu, từ đó khiến bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn.

Với cách sử dụng đơn giản, bạn chỉ cần hãm với nước lọc đun sôi và dùng thay nước uống trong ngày. Bên cạnh đó, phương pháp này tỏ ra độ an toàn cao và gần như không gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Do vậy, những người bị đau đầu mất ngủ có thể dùng cho đến khi thấy hết triệu chứng thì thôi.

Sử dụng tinh dầu

Để cải thiện triệu chứng đau đầu mất ngủ bạn có thể tìm đến một số loại tinh dầu có nguồn gốc thiên nhiên sẽ giúp tinh thần của bạn trở nên thoải mái và sảng khoái hơn. Các loại tinh dầu thường được sử dụng bao gồm: tinh dầu húng quế, tinh dầu oải hương, tinh dầu bạc hà. Cách sử dụng mỗi loại đơn giản như sau:

- Tinh dầu húng quế: Nhỏ 2-3 giọt tinh dầu húng quế vào trong bồn tắm nước ấm hoặc dùng để xông hơi với thời gian 15-30 phút.

- Tinh dầu oải hương: nhỏ 2-3 giọt tinh dầu oải hương sau đó cho vào lòng bàn tay rồi dùng nó xoa bóp 2 bên thái dương trong khoảng 15-20 phút.

- Tinh dầu để massage thái dương, dùng để xông hơi, đốt làm đèn giúp điều trị mất ngủ cực tốt.

>>> Xem thêm: Những thói quen giúp cải thiện chứng đau đầu. Bạn nên biết!

Quên đi nỗi lo đau đầu mất ngủ nhờ sản phẩm thảo dược thiên nhiên Bách Thống Vương

Ngoài những biện pháp giúp giảm đau đầu mất ngủ nêu trên, hiện nay nhiều người có xu hướng sử dụng các sản phẩm thảo dược thiên nhiên để cải thiện chứng bệnh trên. Với ưu điểm độ an toàn cao và không gây tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc giảm đau, an thần các sản phẩm thảo dược đã chiếm được niềm tin của nhiều người, một trong số đó có sản phẩm bảo vệ sức khỏe Bách Thống Vương. Sản phẩm là sự chắt lọc từ những thảo dược quý như: chiết xuất vỏ cây liễu, cao tam lăng, cao tô mộc, cao bán biên liên, cao huyền hồ sách… giúp làm giảm các cơn đau đầu an toàn, hiệu quả. Khi cơn đau đầu được kiểm soát bạn sẽ cảm thấy tinh thần thoải mái, dễ chịu và có giấc ngủ ngon hơn. Ngoài dùng trong các cơn đau đầu mất ngủ, sản phẩm còn có tác dụng hỗ trợ tốt trong trường hợp đau xương khớp và đau bụng kinh ở phụ nữ. Liều khuyên dùng là uống từ 4-6 viên/ ngày, chia 2 lần và nên sử dụng xuyên suốt 3 tháng để có hiệu quả tốt nhất.

>>> Xem thêm: Cảnh báo về lạm dụng thuốc giảm đau đầu. Xem ngay!

Đau đầu mất ngủ là chứng bệnh gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống và sinh hoạt hàng ngày của người mắc. Do vậy, nếu bạn đang rơi vào tình trạng trên, bên cạnh việc áp dụng các phương pháp bài viết đã nêu hãy kết hợp sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe Bách Thống Vương để sức khỏe tốt lên mỗi ngày, bạn nhé!

Lời khuyên của chuyên gia nếu bị đau nửa đầu thường xuyên

Đau nửa đầu ngoài ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bị bệnh mà còn có thể dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm khác như: trầm cảm, suy thoái võng mạc, mất thị lực, mù vĩnh viễn... Vậy nếu bị đau nửa đầu thường xuyên nên chú ý điều gì? Câu trả lời sẽ được chuyên gia Nguyễn Văn Chương giải đáp trong video dưới đây:

>>> Xem thêm: Bị đau nửa đầu sau gáy có phải do có khối u não không?

Để được giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề liên quan đến các giải pháp cải thiện chứng đau đầu mất ngủ và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ hotline (zalo/ viber): 0902207112

Tống Linh

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh